1. Tập hợp : cách ghi 1 tập hợp ; xác định số phần tử của phần tử của tập hợp .
2. Các phép tính cộng , trừ , nhân , chia số tự nhiên ; các công thức về lũy thừa và thứ tự thực hiện phép tính .
3. Tính chất chia hết của 1 tổng và các dấu hiệu chia hết cho 2 , 3 , 5 , 9 .
4. Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố .
5 . Cách tìm UCLN , BCNN
1. +) Dùng một chữ cái in hoa và dấu ngoặc nhọn, ta có thể viết một tập hợp theo hai cách :
* Liệt kê các phần tử của nó.
* Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó.
+) Muốn xác định số phần tử của một tập hợp trước tiên ta phải hiểu rõ đặc trưng của tập hợp đó ví dụ như :
– Tập hợp các số tự nhiên thì các phần tử là các số tự nhiên.
– Tập hợp các bạn trong lớp thì phần tử là những bạn trong lớp mà ta đang xét.
2.
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc
– Nếu chỉ có các phép cộng, trừ hoặc chỉ có các phép nhân, chia, ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
– Nếu có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép tính nâng lên lũy thừa trước, rồi đến phép nhân và phép chia, cuối cùng đến phép cộng và trừ.
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc:
Nếu các biểu thức có các dấu ngoặc: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} ta thực hiện theo thứ tự sau:
() → [] → {}.
3. Dấu hiệu chia hết cho 3
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và chỉ những số đó mới chia hết cho 3.
Dấu hiệu chia hết cho 9
Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới chia hết cho 9.
Dấu hiệu chia hết cho 5: Có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5.