1.Tên gọi đầu tiên của nước ta -Nước Văn Lang 2.Chế độ phụ hệ là gì? – 3.Bằng cách nào xác định được nghề trồng lúa nước ta ra đời? – 4.Kĩ thuật ch

1.Tên gọi đầu tiên của nước ta
-Nước Văn Lang
2.Chế độ phụ hệ là gì?

3.Bằng cách nào xác định được nghề trồng lúa nước ta ra đời?

4.Kĩ thuật chế tạo công cụ xưa của người Văn Lang

5.Chất liệu người nước Văn Lang thường sử dụng để chế tạo công cụ

0 bình luận về “1.Tên gọi đầu tiên của nước ta -Nước Văn Lang 2.Chế độ phụ hệ là gì? – 3.Bằng cách nào xác định được nghề trồng lúa nước ta ra đời? – 4.Kĩ thuật ch”

  1. 2. ⇒ hệ thống mà hậu duệ được tính theo người cha và theo họ cha . Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người cha, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu.

    3. ⇒ -Các nhà khoa học đã tìm hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên…

    -Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. => Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.

    4,5. ⇒Thuật luyện kim

    Mảnh giáp dạng vảy bằng đồng, thế kỷ 3 – 1TCN.

    Miền Bắc Việt Nam từ nghìn xưa vốn có nhiều mỏ kim loại như các mỏ vàng, bạc, chì, sắt, đồng… Các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa… có hàng chục mỏ đồng. Những mỏ này thường nhỏ, nông và lộ thiên, thuận tiện cho cách khai thác giản đơn. Đó là điều kiện đầu tiên để có thể phát triển một nền văn hóa đồ đồng rực rỡ.

    Đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh của thời đại Hùng Vương thì thấy trong thành phần hợp kim đồng, tỷ lệ đồng và thiếc giảm xuống và tỷ lệ chì tăng lên.

    Việc sáng tạo ra loại hợp kim mới này không phải là ngẫu nhiên mà là xuất phát từ những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật của cả một thời kỳ lịch sử. Trong các giai đoạn trước Đông Sơn hợp kim đồng chủ yếu dùng để chế tạo các đồ nghề, đòi hỏi có tính năng kỹ thuật sắc bén, bền chắc. Đến giai đoạn Đông Sơn, đồng chuyển mạnh vào lĩnh vực đồ dùng hằng ngày; các loại thạp, thố, trống đồng đòi hỏi sản xuất nhiều. Những đồ vật này lại cần phải trang trí đẹp, phức tạp và như vậy cần hợp kim có tính năng dễ đúc để dễ dàng tạo nên các chi tiết tinh xảo sắc nét trong khi đúc. Vì vậy mà người Việt cổ sử dụng hợp kim đồng – thiếc – chì.

    Bình luận

Viết một bình luận