1. Thế nào là khẩu phần ăn? Cần làm gì để có khẩu phần ăn hợp lý và nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?
2. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào? Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là gì? Vì sao?
3. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận. Giải thích vì sao nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng khi thải ra ngoài lại ở một thời điểm nhất định?
4. Nêu các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
5. Trình bày cấu tạo và chức năng của da.
6. Nêu các biện pháp để giữ vệ sinh da
làm hộ mình hết nha
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Giải thích các bước giải:
1 .
– Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày
– Để xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý và nâng cao chất lượng , ta cần những nguyên tắc :
+) Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
+) Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn
+) Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng
2.
-Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
-Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
-Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
3. Máu theo động mạch đến tới cầu thận với áp lực cao tạo ra lực đẩy nước và các chất hòa tan có các kích thước nhỏ qua lỗ lọc (30 – 40Ả) trên vách mao mạch vào nang cầu thận, các tế bào máu và các phân †ử prôtê¡n có kích thước lớn nên không qua lễ lọc. Kết quả là tạo nên nước tiểu đầu trong nang cầu thận.
-Nước tiểu đầu đi qua ống thận, ở đây xảy ra 2 quá trình: quá trình hấp thụ lại nước và các chất còn cần thiết (các chất dinh dưỡng, các ion Na+, Cl- quá trình bài tiết tiếp các chất độc và các chất không cần khác (axit uric, creatin, các chất thuốc, các ion H+, K+…). Kết quả là tạo nên nước tiểu chính thức.
Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định).
Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.
4,
*Các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
– Thường xuyên vệ sinh cá nhân và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
– Cần điều chỉnh khẩu phần ăn cho hợp lý như:
+ Không ăn quá nhiều Protein quá mặn hoặc quá chua.
+ Không ăn thức ăn thừa, thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị nhiễm độc.
– Cần uống đủ nước, khi mắc tiểu thì cần đi ngay, không nên nín lâu.
5,
Cấu tạo da gồm 3 lớp : lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
– Da có chức năng:
+ Bảo vệ chống các yếu tố gây hại do môi trường: va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và thoát nước.
+ Điều hòa thân nhiệt.
+ Cảm nhận các kích thích từ môi trường ngoài
+ Tham gia hoạt động bài tiết
+ Da và sản phẩm của da tạo vẻ đẹp của con người.
6. Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.