1 thế nào là luân canh,xen canh,tăng vụ.Cho ví dụ 2 mục đích,phương pháp bảo quản,chế biến nông sản 3 nêu các công việc làm đất 4 biện pháp phòng trừ

1 thế nào là luân canh,xen canh,tăng vụ.Cho ví dụ
2 mục đích,phương pháp bảo quản,chế biến nông sản
3 nêu các công việc làm đất
4 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại
5 dấu hiệu cây trồng bị sâu bệnh hại
6 thế nào là dâm cành,chiết cành,ghép mắt
cho các bạn chép mạng đó
NHANH LÀ ĐƯỢC

0 bình luận về “1 thế nào là luân canh,xen canh,tăng vụ.Cho ví dụ 2 mục đích,phương pháp bảo quản,chế biến nông sản 3 nêu các công việc làm đất 4 biện pháp phòng trừ”

  1. 1.

    Luân canh: là gieo trồng luân phiên các lạo cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích

    Xen canh: trên cùng diện tích đất trồng, trồng xen thêm 1 loại cây khác nhau

    Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong một năm trên 1 diện tích đất.

    Ví dụ

    Luân canh Từ tháng 5-9 cấu lúa mùa

    Từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô

    Từ tháng 12- 5 Năm sau trồng lúa xuân.

    Xen canh:

    Ngô vụ đông xen rau cải rau khoai hoặc đậu tương

    Tăng vụ: Trước đây chỉ cấy 1 vụ lúa nhưng do giải quyết đc nước tưới ,có giống ngắn nên đã trồng dc 1 vụ lúa.

    Đợt 1 vụ lúa màu hoặc 2 vụ lúa và 1 vụ lúa màu

    2.

    – Mục đích : chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

    – Các phương pháp chế biến : sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột , muối chua, đóng hộp.

    3.

    Các công việc làm đấtcó 3 công việc chính
     Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm
    -> Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại
    – Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.
    -> Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.
    – Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.
    -> Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.

    4.

    1. Đa dạng hoá cây trồng. …
    2. Tận dụng thiên địch. …
    3. Chọn giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh cao. …
    4. Diệt trừ cỏ dại triệt để …
    5. Sử dụng biện pháp thâm canh. …
    6. Áp dụng theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV 

    5.

    Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:

    + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá,quả, gãy cành, cây củ bị thối,thân cành bị sần sùi

    + Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen,nâu, vàng.

    + Trạng thái: Cây bị héo rũ

    6.

    Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .

     Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép). 

    Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất.

    chúc bạn học tốt!!!

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    -Là 2 bức đầu tiên ạ 

    Câu 2 :

    Các biện pháp chế biến nông sản là:

    -Sấy khô:như :mít, chuối, lạc, hạy bí…

    -chế biến thành bột mịn hay tinh bột: như: củ sắn, củ mình tinh,…

    -Muối chua: như: rau dưa, đu đủ, cà rốt,…

    -Đóng hộp:như: cá, thịt,…

    MĐ bảo quản: Để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng của nông sản.

    PP bảo quản: BQ thoáng, BQ kín và BQ lạnh.

    MĐ chế biến: Làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

    PP chế biến: Sấy khô, chế biến thành bột mịn hay tinh bột, muối chua, đóng hộp.

    Câu 3 : 

    Các công việc làm đấtcó 3 công việc chính
    – Cày đất: Xáo trộn lớp đất mặt từ 20-30cm

    -> Tác dụng: Làm đất tơi xốp, thoáng, vùi lớp cỏ dại
    – Bừa và đập đất: Trộn đều đất làm nhỏ đất, làm đất vỡ nhỏ, san phẳng đất.
    -> Tác dụng: Thu gom cỏ dại, đất nhỏ, đất bột, tạo điều kiện giữ ẩm.
    – Lên luống: Thẳng, phẳng trên mặt, có rãnh thoát nước, hướng luống phù hợp cây trồng.
    -> Tác dụng: Chống úng tạo lớp đất canh tác dày, dễ chăm sóc.

    Câu 4 :

    Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại là:

    .-Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

    Biện pháp thủ công

    -Biện pháp hóa học

    -Biện pháp sinh học

    -Biện pháp kiểm dịch thực vật

    Câu 5 :

    Khi sâu bệnh phá hoại cây trồng thường thay đổi:
    + Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá,quả, gãy cành, cây củ bị thối,thân cành bị sần sùi
    + Màu sắc : Trên lá, quả có đốm đen,nâu, vàng.
    + Trạng thái: Cây bị héo rũ

    Câu 6 :

    Giâm cành: Cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi từ thân cây mẹ, giâm xuống đất. Sau thời gian từ cành giâm ra rễ hình thành cây mới .

    Vd:cây mì,mia,…

    Ghép mắt (ghép cành): Dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép).

    Vd:chanh ghép với bưởi

    Chiết cành: Bóc khoanh vỏ của cành, bó đất. Sau thời gian khi cành ra rễ,cắt khỏi cây mẹ đem trồng xuống đất. Vd:bưởi,mân,….

    Cho mik xin ctlhn ạ CHÚC BẠN HỌC TỐT

    1-the-nao-la-luan-canh-en-canh-tang-vu-cho-vi-du-2-muc-dich-phuong-phap-bao-quan-che-bien-nong-s

    Bình luận

Viết một bình luận