1…thuyết minh về kính đeo mắt 2…thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi Ko chép trên mạng nha Ai nhanh nhất và k chép mạng mik sẽ cho ctlhn và v

By Amaya

1…thuyết minh về kính đeo mắt
2…thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi
Ko chép trên mạng nha
Ai nhanh nhất và k chép mạng mik sẽ cho ctlhn và vote cho 5*
Chú ý là k chép mạng

0 bình luận về “1…thuyết minh về kính đeo mắt 2…thuyết minh về cây bút máy hoặc bút bi Ko chép trên mạng nha Ai nhanh nhất và k chép mạng mik sẽ cho ctlhn và v”

  1. 1.  

                                                                            Bài làm

    Trong cuộc sống con người hàng ngày có vô vàn vật dụng quen thuộc, trong đó phải kể đến chiếc kính đeo mắt. Nó không chỉ là công cụ hỗ trợ các bệnh về mắt mà còn mang tính thẩm mỹ cao phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người.

    Chiếc kính đeo mắt này có từ xa xưa, theo lịch sử ghi lại, kính đeo mắt được phát minh năm 1920 tại Ý. Thiết kế của kính năm ấy gồm hai mắt kính tròn và hai sợi dây nối hai mắt kính với nhau đè lên mũi. Sau những sáng chế mới, kính có gọng đè cố định ở vành tai như chiếc kính ngày nay.

    Kính khá quen thuộc đối với chúng ta, nó có thiết kế cơ bản với hai bộ phận là gọng kính và mắt kính, bên cạnh đó là một số bộ phận nhỏ khác. Nói đến gọng kính, nó chiếm đến 80% chiếc kính đeo mắt, là một bộ phận khá quan trọng để nâng đỡ mắt kính, cố định vị trí của kính khi đeo vào mắt chúng ta. Gọng kính lại gồm gọng trước và gọng sau, hai phần được gắn kết với nhau bởi hai chiếc ốc vít nhỏ cơ động giúp kính có thể gập khi không dùng và mở ra khi sử dụng.

    Giờ đây hình dáng đa dạng, chất liệu phong phú, kính được làm từ nhiều chất liệu như: Nhựa cứng, nhựa dẻo, sắt không rỉ,… Tùy vào từng chất liệu mà độ bền khác nhau và giá cả khác nhau. Con người có thể chọn loại kính phù hợp, có giá cả phù hợp với túi tiền. Bộ phận tiếp theo của kính là mắt kính, phần quan trọng nhất quyết định giá trị sử dụng của kính đeo mắt. Mắt kính có rất nhiều hình dạng như hình tròn, vuông hoặc được mài theo hình dạng vừa khớp với gọng kính.

    Chất liệu chủ yếu để làm ra mắt kính thường là nhựa chống chày xước, thủy tinh… Tuy chất liệu khác nhau nhưng chúng có công dụng là chống tia UV, tia cực tím từ mặt trời, những tia độc hại gây ảnh hưởng đến mắt con người. Và ốc vít cũng là một bộ phận không thể thiếu đóng vai trò gắn kết các bộ phận tạo nên chiếc kính đeo mắt hoàn chỉnh.

    Trong đời sống, kính đóng vai trò vô cùng quan trọng và cũng không còn mấy xa lạ đối với con người. Nó là vật dụng phổ biến hỗ trợ các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viễn,…. Hầu như những công dụng này đều phụ thuộc vào đối tượng sử dụng. Trẻ em đến trung niên thường sử dụng các loại kính hỗ trợ khắc phục các tật về mắt như loạn, cận,.. Còn kính Viễn thường hỗ trợ cho người cao tuổi, mắt bị lão hóa, không còn nhìn rõ chữ, số.

    Bên cạnh đó, kính còn phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của con người đó là kính dâm. Có cấu tạo giống kính cận nhưng mắt kính có màu sắc: đen, nâu, xanh,… vừa làm đẹp vừa giúp bảo vệ đôi mắt con người khỏi ánh mặt trời chói chang. Đó là hai loại kính phổ biến , và còn hàng trăm loại kính khác nữa được ra đời nhằm phục vụ các hoạt động khác của con người.

    Kính là vật dụng được sử dụng thường xuyên nên bảo quản kính là một việc không thể thiếu, cần lau chùi cẩn thận bằng dung dịch chuyên dùng và sau đó cất vào hộp đựng tránh bị tác động mạnh, rơi sẽ làm cong vênh gọng kính thậm chí là gãy. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, kính đeo mắt rất thông dụng và cũng đem lại một nguồn lợi ích phục vụ con người cả về mặt sức khỏe và kinh tế.

    Kính là một vật dụng hữu ích và đa năng đối với đời sống của con người. Chúng ta ngày càng phải phát triển, cải tạo công cụ phục vụ tốt nhất cho đôi mắt – cửa sổ tâm hồn.

    2.

                                                                  Bài làm

           Trong rất nhiều loại bút mà con người sử dụng hằng ngày thì cây bút máy tiện dụng và cần thiết đối với tầng lớp học sinh, sinh viên, giáo viên và công chức.

    Cây bút máy có nguồn gốc từ châu Âu, được đưa vào nước ta từ đầu thế kỉ XX, nhưng phải đến giữa thế kỉ nó mới trở thành vật dụng quen thuộc và phổ biến.

    Cây bút dài 14 cm, đường kính khoảng 1 cm. Cấu tạo của bút máy gồm hai phần chính: Bên ngoài và bên trong, vỏ bút gồm nắp và thân. Đa số nắp làm bằng nhựa, cùng loại nhựa với thân bút, phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Hoặc được làm bằng kim loại (nhôm, sắt mạ bạc, mạ vàng), có cái để gài vào túi áo hoặc sách vở. Thân bút hình trụ rỗng, thon dần về phía đuôi, vỏ bút có nhiệm vụ bảo vệ cho các bộ phận bên trong.

    Bên trong bút gồm các bộ phận: Ngòi bút, lưỡi gà, ống dẫn mực và ruột đựng mực. Ngòi bút làm bằng kim loại không rỉ, ở đầu có chấm tròn nhỏ gọi là hạt gạo. Nửa trên của ngòi có rãnh giữa để dẫn mực khi viết. Nửa phần dưới cong, ốp sát vào bộ phận lưỡi gà có các rãnh ngang làm nhiệm vụ giữ không cho mực tràn ra đầu bút. Ống dẫn mực ngắn độ 3 cm, nhỏ như cây tăm, làm bằng nhựa trong và dẻo. Đầu trên gắn vào lỗ tròn của lưỡi gà, đầu kia thông với ống chứa mực. Ống chứa mực dài khoảng 5 cm, bằng cao su hoặc nhựa mềm, được bảo vệ bằng lớp kim loại mỏng.

    Khi ta nhúng đầu ngòi bút vào bình mực, lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ bóp nhẹ vào ruột bút thì mực sẽ được hút vào ống chứa (ruột bút). Xong xuôi, cho đầu bút vào phần thân bút, xoay từ từ cho gắn chặt vào nhau là có thể sử dụng được.

    Lúc viết xong, ta nhớ lấy giấy mềm hoặc miếng giẻ ẩm, lau kĩ ngòi bút cho mực không đóng cặn. Cứ dùng khoảng 1 tháng thì tháo rời các bộ phận ra cho vào nước lã; rửa và thông thật sạch rồi lau khô, lắp lại như cũ. Nếu bảo quản tốt, bút máy có thể sử dụng được trong một thời gian rất dài. Tuyệt đối không được đâm ngòi bút vào vật cứng, đầu ngòi sẽ hư, không viết được nữa.

    Đối với lứa tuổi học sinh, cây bút máy là vật dụng không thể thiếu. Viết bằng bút máy, nét chữ sẽ đều và đẹp hơn hẳn viết bằng bút bi. Chiếc bút máy Hồng Hà mà bố mua tặng cho em từ năm ngoái đến giờ trông vẫn như còn mới. Ngày ngày, cây bút cùng em tới trường. Nó đã trở thành người bạn nhỏ thân thiết của em.

       *Cho mình xin hay nhất ạ, để mình có động lực nha:v

    Trả lời
  2. 1

    Khi được hỏi về đồ dùng học tập nào không thể thiếu với mỗi học sinh khi đến trường thì bạn sẽ nghĩ đến vật dụng nào? Sách, vở, thước, tẩy hay cặp…? Có thể sẽ có nhiều đáp án hiện lên trong đầu bạn nhưng chắc hẳn rằng trong đấy không thể thiếu cây bút. Nếu không có cây bút thì chúng ta khó có thể ghi chép lại các kiến thức được giảng dạy trên lớp và tiếp thu chúng một các dễ dàng, hiệu quả. Và dù xã hội ngày càng phát triển thì cây bút bi vẫn luôn là một đồ dùng học tập không thể thiếu.

    Nhắc tới các loại bút biết, chúng ta có thể kể đến bút chì, bút mực,… Nhưng với sự ra đời của bút bi, một cuộc cách mạng đã bùng nổ và có sức lan tỏa rộng khắp. Ngày nảy bút bi được xem là công cụ dùng để viết phổ biến nhất.

    Vào năm 1888, một người Mỹ đã xin cấp bằng sáng chế bút bi trên thế giới lần đầu tiên. Tuy nhiên lúc đó, bút bi vẫn chưa thực sự được chú ý. Năm 1938, László Bíró – một biên tập viên người Hungary – đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo có thể khô rất nhanh để giảm thiểu một số hạn chế của bút mực như mực lâu khô, tốn thời gian tiếp mực, đầu bút quá nhọn,…

    Năm 1945, “cuộc đời” cây bút bi như được bước sang trang mới nhờ sự hợp tác của nhiều nhà sản xuất, nó được cải tiến rất nhiều về kiểu dáng để thuận tiện cho việc viết hơn và bắt đầu được bán tại thị trường Hoa Kỳ. Theo thời gian, cây bút bi đã dần dần có vị thế trên thị trường bút châu Âu rồi lan rộng ra toàn thế giới. 

    Chiếc bút bi ngày nay tuy có khác về hình dáng nhưng về cấu tạo vẫn cơ bản giống nhau. Ruột của một cái bút bi bao gồm một ống mực đặc, một đầu của nó có gắn một viên bi rất nhỏ với đường kính chỉ khoảng từ 0,7 đến 1 mm. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, khác với bút máy – thường phải đợi lâu để mực khô hết, tránh làm rây mực ra vở. Theo sự trôi chảy của thời gian, nhiều loại màu mực khác nhau đã được chế tạo ra như: màu đen, màu xanh, màu đỏ,… 

    Bao ngoài ống mực – ruột bút – là một vỏ bút. Vỏ bút có hình dáng, màu sắc rất đa dạng, phong phú. Chúng thường được thiết kế vô cùng ấn tượng để tạo sự thu hút đối với người sử dụng. Bút bi thường có đầu bấm để đầu bị rụt vào bên trong vỏ, ngoài ra cũng có loại bút hoặc sử dụng nắp để đậy đầu bị tránh làm khô mực.

    Nhắc đến bút bi thì không thể không nhắc đến tác dụng viết, ghi chép các ký tự: ghi bài học trên lớp, sáng tác những vần thơ áng văn, ghi lại nội dung của cuộc họp,… hay đơn giản chỉ là ghi chú một số thông tin, chi tiết nhỏ cần lưu ý. Ngày nay, cùng với sự phát triển của truyền thông, bút bi đã trở thành một phương tiện vô cùng hữu hiệu trong việc quảng cáo. Bút bi thường được phát tặng miễn phí như là một hình thức quảng cáo. Khi đó tên công ty, sản phẩm sẽ được in trên thân bút khiến người tiêu dùng có ấn tượng hơn về những hàng hóa, dịch vụ của của nhà sản xuất. 

    Những năm gần đây, bút bi cũng là một phương tiện để cho ra đời rất nhiều tác phẩm  nghệ thuật. Nó có thể được dùng để vẽ nên những bức tranh vô cùng ấn tượng. Không những vậy, nhiều người còn tự xăm bằng bút bi – dùng bút bi để vẽ hình lên người họ. Tuy có rất nhiều tác dụng trong thực tế nhưng trên thị trường, một chiếc bút bi lại thường có giá rất rẻ, chỉ khoảng hai đến ba nghìn đồng. Chính bởi sự gọn nhẹ, tiện ích và kinh tế đặc biệt như vậy nên chúng ta có thể thấy sự hiện diện của bút bi khắp mọi nơi.

    Một cách dễ dàng để bảo vệ người bạn nhỏ là đậy nắp hoặc bấm nút để bị rụt vào trong khi viết xong. Bên cạnh đó, người sử dụng cũng tránh để bút rơi bởi khi đó, thân bút có thể bị gãy; đặc biệt hơn là chú ý tránh để đầu bị đập xuống đất khi rơi –  khi ấy bút sẽ hỏng hoàn toàn, mực không ra được nữa. 

    Có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng bất cứ ai có khả năng viết chữ đều đã từng sử dụng bút bi ít nhất một lần trong đời. Tiện lợi, mang tính kinh tế và vô cùng đơn giản trong việc bảo dưỡng, sự ra đời bút bi chính là một cuộc cách mạng ngoạn mục trong cách viết của con người.

    2

    Càng ngày các tật về mắt càng trở nên phổ biến. Khi ấy người ta cần dến những đồ hỗ trợ như kính mắt. Không chỉ với những người bị bệnh về mắt, mà đối với tất cả mọi người, Kính đoe mắt cũng là một vật rất quan trọng.

    Kính đeo mắt xuát hiện vào khoảng những năm 20 của thế kỉ XX tại Ý. Ban đầu kính gồm hai sợi dây buộc cố định vào hia mắt kính. Năm 1930, một nhà nghiên cứu người Anh đã sáng tạo ra quai đeo bằng nhựa như ngyaf nay chúng ta vẫn sử dụng.

    Chiếc kính có cấu tạo gồm hai bộ phận chính là gọng kính và mắt kinh. Gọng kính làm bằng nhựa hoặc bằng kim loại hay sang trọng hơn có thể được làm bằng kim loại quý. Gọng kính dài, thảng, về phần đuôi hơi cong xuống theo vành tai để có thẻ dễ dàng đeo. Gọn kính có hai phần, khung để lắp mắt kính và gọng để đeo vào tai được nối với nhau, là những ốc vít nhỏ có bản lề để dễ dàng gập ra gập vào khi không sử dụng khỏi bị vướng. Mắt kính thường dược làm bằng nhựa, trong suốt, có được phủ nhuwgx lớp tráng gương đặc biệt để bảo vệ mắt. Mắt kinnhs có nhiều kiểu, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,… tùy loại để phù hợp với gương mặt người đeo. Gọng kính và mắt kính có nhiều loại khác nhau, nhiều àu sắc, nhiều hình dáng, nhiều kích cỡ. để tăng giá trị cho chiếc kính, nhà sản xuất có thể khắc, đính lên đó nhwungx nguyên liệu quý hay những đường nét, hoa văn đặc sắc. Có rất nhiều loại kính để phù hợp với từng người, có kính râm, kính trắng không số, kính cận, kính viễn, kính loạn. Kinh râm để che nắng, che mưa khi đi đường, kính trắng có thể để che bụi hoặc để trang trí cho người sử dụng. Còn các loại kính về tật khúc xạ phải dudocj thiết kế đăc biệt theo độ nặng nhẹ của người bệnh mà cắt kính. Người dùng trước khi mua kính thuốc cũng ohair đi khám cẩn thận trước khi mua, không nên vì lí do thẩm mĩ mà ép mắt phải đeo những loại kính thuốc sẽ làm giảm thị lực. Bên cạnh đó còn một loại kính nữa dành cho nhwungx người cần hoạt động mạnh hay làm về nhwunxg lĩnh vực giải trí, thẩm mĩ, không đeo kính có gọng được chính là kính áp tròng, làm bằng plastic đặc biệt, là một miễng kính nhỏ, đeo lồng vào trong mắt. 

    để chọn kính phù hợp, đem lại lợi ích cho người sử dụng ta pahir chọn kính đảm bảo chất liệu, màu sắc, hình dáng để chiếc kính bảo vệ, giữ gìn được đôi mắt. Với những người có bệnh về mắt, nhất thiết phải đi khám mắt, xsc định đúng bệnh rồi mới bắt đầu sử dụng kính thuốc. Khi sử dụng kính phải nhẹ nhàng, mở bằng hai tay, dùng kính phải thường xuyên lau sạch tròng kính, lau sạch bằng nước rửa kính chuyên dụng, tránh làm trầy xước mặt kính. Đối với các tròng kính kim loại, phải thường xuyên kiểm tra các ốc vít để chắc chắn gọng kính còn được nối chắc với mắt kính

    Kính có tầm quan trọng rất lớn với cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vưới những người phải thường xuyên đeo kính. Phải giữu gìn kính thật tốt để ta có một tầm nhìn tốt hơn, để không ảnh hưởng tới hững việc học tập và làm việc

    Với bất kì ai, đôi mắt vừa là vừa là sổ tâm hồn vừa giúp chúng ta quan sát, kham phá tri thức, lao động, học tập. Cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn nếu cánh cửa ấy khứ lại : đôi mát không còn tinh anh. Vì vậy phải giữ gìn đôi mắt để bảo vệ cuộc sống của chính mình. Chắc chắn chiếc kính sẽ mãi là người bạn đồng hành cùng học tập, cùng lao động, cùng trải nghiệm và làm tăng thêm vẻ đẹp của người đeo kính

    Trả lời

Viết một bình luận