1 Tình hình kinh tế, chính trị nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là: A: bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính c

1
Tình hình kinh tế, chính trị nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là:
A:
bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt.
B:
Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
C:
mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt hơn bao giờ hết.
D:
đời sống nhân dân vô cùng khó khăn
2
Đâu không phải là lý do một số sĩ phu yêu nước ở Việt Nam muốn dựa vào Nhật Bản để cứu nước trong giai đoạn đầu thế kỉ XX?

A:
Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
B:
Vì Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng” với Việt Nam.
C:
Bởi sau Duy tân Minh trị, Nhật Bản trở thành cường quốc và bảo vệ được độc lập.
D:
Vì Nhật Bản đã đánh thắng Nga trong cuộc Chiến tranh Nga – Nhật (1905).
3
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

A:
Nâng cao đời sống nhân dân.
B:
Góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến.
C:
Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.
D:
Thay đổi tính chất của nền kinh tế.
4
Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là
A:
giáo dục lí luận cách mạng, chuẩn bị thành lập chính đảng ở Việt Nam.
B:
tuyên truyền chủ nghĩa Mác vào tầng lớp thanh niên.
C:
truyền bá tư tưởng Tự do – Bình đẳng – Bác ái của Đại cách mạng tư sản Pháp.
D:
bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.
5
Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì có

A:
quy mô rộng khắp trong cả nước, trình độ tổ chức cao, kéo dài 10 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
B:
sự chuẩn bị chu đáo về tổ chức, có trận đánh lớn gây cho Pháp nhiều khó khăn.
C:
thời gian kéo dài nhất, buộc Pháp chuyển sang “dùng người Việt đánh người Việt”.
D:
quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, kéo dài hơn 10 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
6
Yên Thế là địa danh thuộc tỉnh
A:
Lạng Sơn.
B:
Tuyên Quang.
C:
Bắc Giang.
D:
Thái Nguyên.
7
Triều đình Nguyễn đầu hàng hoàn toàn trước thực dân Pháp khi
A:
Pháp tấn công và xâm chiếm cửa biển Thuận An (1883).
B:
triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
C:
Pháp tấn công thành Hà Nội (1882).
D:
phong trào Cần vương (1896) thất bại.
8
Năm 1885 phái chủ chiến trong triều đình Huế mở cuộc tấn công lực lượng quân Pháp đóng trong thành vì mục tiêu chính là
A:
tập trung quyền lực vào tay Nguyễn Văn Trường và Tôn Thất Thuyết.
B:
loại trừ phe đầu hàng.
C:
đưa vua Hàm Nghi lên ngôi.
D:
chống lại sự o ép, giành lại quyền chủ động từ tay Pháp.
9
Điểm chung giữa phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế là

A:
dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu yêu nước.
B:
thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.
C:
xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
D:
giúp vua cứu nước.
10
Người khởi xướng phong trào Đông du là

A:
Huỳnh Thúc Kháng.
B:
Phan Bội Châu.
C:
Phan Châu Trinh.
D:
Lương Văn Can.
11
Trong các năm 1877 và 1882, ai là người dâng lên vua Tự Đức hai bản “Thời vụ sách”?

A:
Nguyễn Huy Tế.
B:
Nguyễn Trường Tộ.
C:
Nguyễn Lộ Trạch.
D:
Trần Đình Túc.
12
Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng trong những năm 1858 – 1859 đã
A:
tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Pháp.
B:
buộc Pháp phải rút quân về nước.
C:
xây dựng quân của triều đình lớn mạnh.
D:
bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.
13
Nguyên nhân bùng nổ của phong trào Yên Thế là do nông dân

A:
muốn lật đổ vương triều nhà Nguyễn.
B:
chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.
C:
muốn giúp vua cứu nước.
D:
bị vua quan phong kiến áp bức nặng nề.
14
Điều kiện xã hội làm nảy sinh khuynh hướng đấu tranh mới ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A:
sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản.
B:
sự phân hóa của giai cấp nông dân.
C:
sự tăng cường bóc lột của Pháp.
D:
ảnh hưởng của Duy tân Minh Trị.
15
Trong Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam, thực dân Pháp hệ thống giao thông vận tải nhằm
A:
khai hóa, mở mang cho Việt Nam.
B:
giúp Việt Nam phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại.
C:
tăng cường bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
D:
thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

0 bình luận về “1 Tình hình kinh tế, chính trị nước ta nửa cuối thế kỉ XIX là: A: bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính c”

  1. 1.A Bộ máy chính quyền mục rỗng, nông nghiệp, công thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt.

    2.A Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

    3.C Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam.

    4.D Bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập, nếp sống mới.

    5.D Quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, kéo dài hơn 10 năm, gây cho Pháp nhiều tổn thất.

    6.C Bắc Giang.

    7.B Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).

    8.D Chống lại sự o ép, giành lại quyền chủ động từ tay Pháp.

    9.B Thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc.

    10.B Phan Bội Châu.

    11.C Nguyễn Lộ Trạch.

    12.D Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

    13.B Chống Pháp để bảo vệ cuộc sống tự do.

    14.A Sự xuất hiện tầng lớp tư sản và tiểu tư sản.

    15.C Tăng cường bóc lột kinh tế, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

    Bình luận

Viết một bình luận