1. trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 931 2. NHà Lý đc thành lập NTN ? Nhà Lý Đã làm gì để củng cố đất nước? 3. Nêu nét độc đáo tro

By Hailey

1. trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 931
2. NHà Lý đc thành lập NTN ? Nhà Lý Đã làm gì để củng cố đất nước?
3. Nêu nét độc đáo trong cuộc đánh giặc của Lý Thường Kiệt
4. Trình bày diễn biến cuộc khánh chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

0 bình luận về “1. trình bày cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn năm 931 2. NHà Lý đc thành lập NTN ? Nhà Lý Đã làm gì để củng cố đất nước? 3. Nêu nét độc đáo tro”

  1. Về phía quân Tống:

    – Năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thủy, bộ tiến vào nước ta.

    + Quân bộ theo đường Lạng Sơn

    + Quân thủy theo đường sông Bạch Đằng.

    * Về phía quân Đại Cồ Việt:

    – Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến.

    – Ông cho quân đóng cọc ở trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Quân thủy của địch bị thất bại trên sông Bạch Đằng sau nhiều trận chiến ác liệt.

    – Trên bộ, do không thể kết hợp được với quân thủy và bị quân ta chặn đánh quyết liệt nên buộc phải rút quân về nước. Thừa thắng, quân ta truy kích và tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân Tống đại bại.

    Trả lời
  2. Câu 1:

    Diễn biến:

    – Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta

    – Dưới sự lãnh đạo của Lê Hoàn, quân ta chặn đánh địch ở sông Bạch Đằng và ải Chi Lăng.

    -Tại cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn chỉ huy cho đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch. Nhiều trận chiến đấu ác liệt diễn ra, cuối cùng quân thủy của địch cũng bị chết gần hết.

    – Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh ác liệt ở Chi Lăng buộc chúng phải rút quân thừa thắng quân ta truy kích diệt địch, quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

    Kết quả:

    – Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

    Ý nghĩa:

    – Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh và tiền đồ của dân tộc.

    Câu 2:

    Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.

    – Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập

    Để củng cố quốc gia thống nhất, nhà Lý đã:

    – Tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương chặt chẽ.

    – Ban hành luật Hình thư, cũng cố và xây dựng quân đội vững mạnh.

    – Thi hành các chính sách mềm dẻo, linh hoạt đối với các tù trưởng dân tộc miền núi và các nước láng giềng.

    Câu 3:

    Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:

    – Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

    – Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

    – Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

    – Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

    – Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

    – Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

    Câu 4:

    – Tháng 1-1077, khoảng 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến của quân ta chặn lại, Quách Quỳ đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt, chờ thủy quân đến.

    – Chờ mãi không thấy quân thủy đến, quân Tống nhiều lần tiến công đánh vào phòng tuyến của ta nhưng đều bị quân đội nhà Lý đẩy lùi.

    – Không thể tiến công được, quân Tống chuyển sang củng cố, phòng ngự. Quân sĩ ngày một chán nản, mệt mỏi, chết dần chết mòn.

    – Tương truyền, để động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ đêm đêm Lý Thường Kiệt cho người ngâm vang bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”.

    – Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.

    – Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.

    Trả lời

Viết một bình luận