1.Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của biển VN 2. Chứng minh khí hậu VN mang tính đa dạng và thất thường. Giai thích vì sao hai loại gió mùa Đông

By Hadley

1.Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của biển VN
2. Chứng minh khí hậu VN mang tính đa dạng và thất thường. Giai thích vì sao hai loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam có đặc điểm trái ngược nhau
3. Chứng minh miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình cao nhất nước ta?
4. Giai thích vì sao tính chất nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ

0 bình luận về “1.Trình bày đặc điểm khí hậu và hải văn của biển VN 2. Chứng minh khí hậu VN mang tính đa dạng và thất thường. Giai thích vì sao hai loại gió mùa Đông”

  1. 1. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển VN:

    _BIển nóng quanh năm.

    _Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền nên thường gây sóng lơn.

    _Có 2 mùa gió: 

    +Từ tháng 11 – 4 hướng ĐB.

    +Từ tháng 5 – 10 hướng TN.

    _Nhiệt độ trung bình 23 độ C(nhỏ hơn trên đất liền).

    _Lượng mưa ở biển ít hơn trên đất loeenf.

    _Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió.

    +Dòng biển mùa Đông: hướng ĐB-TN.

    +DÒng biển mùa hè: hướng TN-ĐB.

    _Dòng biển đã kéo theo sự di chuyển của sinh vật biển.

    _Có chế độ thủy triều phức tạp.

    _Độ mặn trung bình: 30-33‰.

    => Chế độ gió, nhiệt của biền và hướng chảy của các dòng biển thay đổi theo mùa.

    Câu 4. Tính chất nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc và Đông Bắc Bộ bị giảm sút mạnh mẽ vì:

    _Chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB lạnh từ phương Bắc tràn xuống.
    _Không có địa hình che chắn.

    Trả lời
  2. Câu 1

    đặc điểm khí hậu và hải văn của vùng biển việt nam :

     – Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.

    – Chế độ gió: 

    + Tháng 10 đến tháng 4 năm sau: gió hướng đông bắc.

    + Tháng 5 đến tháng 9:gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam.

    + Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s

    – Chế độ nhiệt: 

    + Mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền.

    + Biên độ nhiệt trong năm nhỏ.

    + Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C.

     – Chế độ mưa:

    + 1100 – 1300mm/ năm.

    + Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.

    – Dòng biển: các dòng biển trên biển thay đổi hướng theo mùa.

     – Chế độ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).

    – Độ mặn trung bình: 30 – 33%

    Câu 2

    Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất đa dạng và thất thường:
    – Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ thấp lên cao.
    * Miền khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều.
    * Miền khí hậu Đông Trường Sơn: Có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
    * Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.
    * Miền khí hậu biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
    – Khí hậu có sự phân hoá theo mùa.
    – Tính chất thất thường của khí hậu nước ta thể hiện rõ ở chế độ nhiệt và chế độ mưa.
    + Chế độ nhiệt: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
    + Chế độ mưa: Lượng mưa cũng thay đổi theo mùa
    – Ngoài tính đa dạng, khí hậu Việt Nam còn mang tính thất thường, biến động mạnh.

    hai loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam có đặc điểm trái ngược nhau vì:

    Sở dĩ có sự trái ngược nhau về hai loại gió mùa đông bắc và gió mùa tay nam vì mỗi loại gió mùa có một hướng thổi khác nhau nên đặc tính của từng loại gió mùa mang lại sẽ khác nhau: gió mùa tây nam thì thổi từ biển vào nên sẽ có tính ẩm và mưa lớn; còn gió mùa đông bắc thổi từ áp cao Xi-bia nên sẽ có tính lạnh và khô.

    Câu 3

     – Địa hình :

    + Có địa hình cao nhất cả nước với nhiều dãy núi cao, thung lũng sâu.

    + Hướng: các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam, so le nhau, xen giữa là các cao nguyên đá vôi rất đồ sộ.

    + Các mạnh núi lan ra sát biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng.

     -> Sông suối nhiều ghềnh thác. Có đủ các vành đai khí hậu – sinh vật.

    Câu 4

    – Miền chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều đợt gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc và trung tâm châu Á tràn xuống.
    – Miền ở vị trí tiếp giáp với vùng ngoại chí tuyến, á nhiệt đới Hoa Nam.
    – Miền không có địa hình che chắn. Các dãy núi ở đây mở rộng về phía bắc, tạo điều kiện cho các luồng gió đông bắc lạnh dễ dàng lấn sâu vào Bắc Bộ.

    Chúc cậu học tốt

    Trả lời

Viết một bình luận