1. Trình bày hoàn cảnh sự ra đời nhà nước Cham-pa. 2. So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người chăm? So sánh thành tựu kinh tế, văn

1. Trình bày hoàn cảnh sự ra đời nhà nước Cham-pa.
2. So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người chăm?
So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người Chăm:
*Những điểm giống nhau:
-Về kinh tế:
+Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, trồng lúa 1 năm 2 vụ.
+Biết trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá,…
+biết sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu, bò. Biết dệt vải, làm đồ gốm.
+Biết buôn bán, trao đổi hàng hóa với các nước.
-Về văn hóa; có tập quán ở nhà sàn, có thói quen ăn trầu cau, theo đạo Phật, có đời sống văn hóa phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
*những điểm khác nhau :
-Về kinh tế: Người Chăm làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, sáng tạo ra xe guồng nước đưa nước vào tưới ruộng.
-Về văn hóa: Người chăm có tục hỏa táng người c.h.ế.t, theo đạo Bà La Mô, có chữ viết riêng-chữ Phạn, sáng tạo ra một nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng
cần gấp ngay bây h

0 bình luận về “1. Trình bày hoàn cảnh sự ra đời nhà nước Cham-pa. 2. So sánh thành tựu kinh tế, văn hóa của người Việt và người chăm? So sánh thành tựu kinh tế, văn”

  1. * Hoàn cảnh: 

    _ Thế kỷ 2, nhân dân Châu Giao nổi dậy→ Nhà Hán tỏ ra bất lực (quận ở xa)

    _ Năm 192193, nhân dân Tượng Lâm nổi dậy khởi nghĩa giành lại độc lập.

    _ Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

    _ Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa, Cau, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thộ cả phía Bắc và phía Nam, đặt tên nước là Chăm-Pa. Đóng đô ở Si-ha-pu-ra( Trà Kiệu- Quảng Nam)

    Bình luận
  2. 1. Nước Cham – pa độc lập ra đời.

    *Hoàn cảnh ra đời: Thế kỷ II nhà Hán suy yếu, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giàng độc lập (192 – 193), Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm ấp.

    *Quá trình phát triển: Các Vua Lâm ấp dùng sức mạnh quân sự mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam, sau đó đổi tên nước thành Chăm Pa, đóng đô ở Sin ha pu ra (Trà Kiệu – Quảng Nam).

    2. Tình hình kinh tế, văn hoá Chăm Pa từ thế kỷ II -> thế kỷ X

    * Kinh tế:

    – Nông nghiệp:

       + Sử dụng công cụ bằng sắt, sức kéo trâu bò trong sản xuất.

       + Trồng lúa 2 vụ, làm ruộng bậc thang, trồng cây ăn quả…-    Giống nhau :+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp. –  Khác nhau :+ Ở cư dân Văn Lang – Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp và ở cư dân Phù Nam thì nghề đánh cá và buôn bán bằng đường biển lại phát triển mạnh.+ Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa và Phù Nam do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hinđu và đạo Phật.

       + Chăn nuôi, đánh cá, khai thác rừng.

    – Thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải…

    – Thương nghiệp: buôn bán với Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ…

    *Văn hoá:

    – Chữ viết: Từ thế kỷ IV người Chăm Pa đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (Ấn Độ).

    – Tôn giáo: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

    – Tín ngưỡng: Có tục hoả táng người chết, ở nhà sàn và ăn trầu cau.

    – Kiến trúc: Có nền kiến trúc đặc sắc, độc đáo như tháp Chăm, đền, tượng, thánh địa Mĩ Sơn.

    Bình luận

Viết một bình luận