1.trình bày những thành tưu văn hóa của các cổ đại phương đông.từ đó em có nhận xét gì về nền văn minh nhân loại? 2.trình bày những thành tựu văn hóa

1.trình bày những thành tưu văn hóa của các cổ đại phương đông.từ đó em có nhận xét gì về nền văn minh nhân loại?
2.trình bày những thành tựu văn hóa ở cổ đại phương tây.từ đó em có nhận xét gì về văn minh nhân loại?
MỌI NGƯỜI LÀM CHI TIẾT VỀ PHẦN NHẬN XÉT GIÚP MÌNH NHÉ
MỌI NGƯỜI KO CẦN LÀM PHẦN THÀNH TỰU VĂN HÓA ĐÂU Ạ NẾU AI THÍCH THÌ LÀM NHÉ

0 bình luận về “1.trình bày những thành tưu văn hóa của các cổ đại phương đông.từ đó em có nhận xét gì về nền văn minh nhân loại? 2.trình bày những thành tựu văn hóa”

  1. 1.

    – Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

    – Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,…

    – Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

    – Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

    ⇒ Nền văn minh nhân loại phát triển sớm và nhiều ngành. Là tiền đề cho các ngành khoa học khác phát triển.

    2. 

    – Lịch và chữ viết

    +  Lịch: tính được một năm có 365 ngày và 1/4 nên một tháng  có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. 

    + Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C, … lúc đầu có 20 chữ cái, sau thêm 6 chữ nữa, với cách ghép linh hoạt và hệ thống ngữ pháp chặt chẽ; hình thành hệ thống chữ số La Mã.

    – Sự ra đời của khoa học   

    + Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa. 

    + Khoa học đến thời Hy lạp, Rôma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi (Pytago, Acsimet, …), đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

    – Văn học

    + Chủ yếu là kịch, kịch kèm theo hát. Một số nhà viết kịch tiêu biểu như: Sô-phốc, Ê-sin… 

    + Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.  

    – Nghệ thuật : tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

    ⇒ Ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông. Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, họ có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. 

    – Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình. 

    Bình luận
  2. 1

    – Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.

    – Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

    – Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

    – Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,…

    => Nhận xét:

    – Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.

    – Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.

     

     

    2.

    * Văn hóa cổ đại Hi lạp và Rô ma

     

    – Đồ sắt và sự tiếp xúc với biển đã nâng họ lên trình độ cao hơn về sản xuất và buôn bán trên biển

    – Cũng là cơ sở để họ đạt tới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn trước.

     

    a. Lịch và chữ viết

     

    * Lịch

    Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời, người Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.

    * Chữ viết

    – Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.

    – Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.

     

    b. Sự ra đời của khoa học

     

    Đến thời cổ đại Hy lạp – Rô ma, những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.

    + Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..

    + Vật Lý: có Archimède.

    + Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.

     

    c. Văn học:

     

    – Ở Hy lạp, sau bản anh hùng ca nổi tiếng của Hô me là I li át và Ô đi xê, đã xuất hiện những nhà văn có tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.

    – Người Rô ma tự nhận là học trò và người thừa kế của văn học – nghệ thuật. Hy lạp, nhà thơ nổi tiếng như Lu cre xơ, Viếc gin..

     

    d. Nghệ thuật

     

    – Hy lạp để lại nhiều tượng và đền đài đạt trình độ tuyệt mỹ, khiến đời sau khâm phục: người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A tê na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi lô…

    – Kiến trúc: đền Pác tê nông ở A ten (Hi lạp), đấu trường Cô li dê ở Rô ma.

    =>Nhận xét : (như câu 1)

     

    Bình luận

Viết một bình luận