1) trình bày quá trình lọc máu và bài tiết nước tiểu đến bể thận
2) trình bày quá trình thu nhận kích thích của sóng âm giúp ta nghe được? trình bày đường đi của sóng âm trong tai người
3) nêu biểu hiện, nguyên nhân, cách khắc phục, biện pháp phòng tránh cận thị
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1 :
Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:
Kết quả của cả 3 quá trình trên là nước tiểu được tạo ra.
Câu 2 :
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa).
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
Đáp án+giải thích các bước giải:
1,
Quá trình lọc máu
– Diễn ra ở cầu thận tạo nước tiểu đầu
– Sự chênh lệch áp suất bên trong cầu thận và bên ngoài tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc.
– Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên được giữ lại trong máu theo động mạch đi trở lại cơ thể.
– Các chất được lọc qua lỗ lọc→nước tiểu đầu→chuyển đến ống thận
Bài tiết nước tiểu đến bể thận:
Các chất sau khi được hấp thu lại tiếp tục bài tiết tiếp ở ống thận→ nước tiểu chính thức
– Cần năng lượng ATP.
– Các chất bài tiết tiếp là các chất cặn bã
– Kết thúc quá trình hấp thụ lại và bài tiết tiếp ở ống thận
2,
Sóng âm được vành tai hứng lấy→ truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ→truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng→cơ quan Coocti làm xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương
3, Cận thị
– Biểu hiện: Khi nhìn vật ở xa mắt thấy mờ
– Nguyên nhân:
+) Do bẩm sinh cầu mắt dài
+) Do quá trình học tập và làm việc
+) Thể thủy tinh quá phồng lâu dần mất khả năng dãn
– Cách khắc phục: Muốn nhìn vật ở khoảng cách bình thường cần đeo kính cận, kính mặt lõm
– Biện pháp phòng tránh:
+) Hoc tập và làm việc ở nơi có ánh sáng
+) Tư thế ngồi có khoảng cách đúng quy định
+) Bổ sung vitamin A