1. Trình bày sự phân hoá của xã hội VN dưới tác dộng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
2.Nêu xu hướng vận động cứu nước đầu TK 20 .Tại sao các nhà iu nước ở VN lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản
3.Kể tên các hiệp ước và triều đình Huế đã ký Pháp . em đánh giá như thế nào về trách nhiệm của Triều Nguyễn trong việc để mất nước
“Giúp emmm zoiiii” =)))
Các hiệp ước mà Huế đã kí với Pháp:
Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862)
Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
Hiệp ước Hác măng (1883)
Hiệp ước Pa tơ nốt (1884)
Trách nhiệm của triều Nguyễn:
Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến, nhà Nguyễn đã không tiến hành cải cách duy tân mà vẫn duy trì đường lối bảo thủ “bế quan tỏa cảng”, thần Phục nhà Thanh một cách mù quáng, do đó triều đình không được lòng dân, đất nước ngày càng suy kiệt mất khả năng phòng thủ trước họa xâm lược của phương Tây
Khi thực dân Pháp tiến đánh nước ta, triều đình đã không kiên quyết đánh pháp. Nội bộ triều đình phân làm hai phái: chủ chiến và chủ hòa, vua Tự Đức hèn nhát yếu ớt, một bộ phận quan lại muốn kiên quyết đánh pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,… thì bị hạn chế bởi tư tưởng quân sự, do đó triều đình đã không tìm ra đường lối chiến đấu mà bỏ qua nhiều cơ hội để đánh pháp
1860 khi thực dân Pháp gặp khó khăn nhưng triều Nguyễn chỉ cử Nguyễn Tri phương đi xây dựng phòng tuyến chí hòa rồi cố thủ trong thành
Thắng lợi của trận cầu giấy lần 1,2 khiến quân pháp hoang mang nhưng cơ hội đó đã bị bỏ lỡ do triều Nguyễn lún sâu và cầu hòa, kí các hiệp ước bất bình đẳng
Những sai lầm trong đường lối kháng chiến, không biết đoàn kết nhân dân đánh giặc mà còn quay lưng với phong trào kháng chiến của nhân dân
Thái độ và những sai lầm trong chiến lược chiến thực là nguyên nhân khiến nước ta mất vào tay pháp và cuối TK 19. Như vậy, việc mất nước ta vào tay pháp từ không tất yếu đã trở nên tất, mà trách nhiệm chính là của triều Nguyễn
1.
Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nẩy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho nhân dân, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành lại dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
2.
– Mục đích: Đánh Pháp cứu nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc quân chủ lập hiến.
– Sự xuất hiện của xu hướng cứu nước mới: theo con đường dân chủ tư sản, đặc biệt là học hỏi con đường cứu nước của Nhật Bản.
– Thành phần tham gia: những nhà nho yêu nước tiếp thu được nền học vấn mới của phương Tây, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
3.