1.Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch. ( 2 đ) 2. Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất. ( 2 đ) 3. Hãy lấy ví d

1.Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch. ( 2 đ)
2. Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất. ( 2 đ)
3. Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau. ( 2đ)
4. Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ? ( 2đ)
5. Nêu môi trường sống của từng đại diện của ba bộ bò sát thường gặp . ( 2 đ)

0 bình luận về “1.Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch. ( 2 đ) 2. Phân biệt 3 bộ Lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất. ( 2 đ) 3. Hãy lấy ví d”

  1. Đáp án:

     câu 1

    • Sự sinh sản:
    •  Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
    • Ếch đực kêu “gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
    • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
    • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
  2. Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
    • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
    • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
    • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
    • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.

    câu 2

    Bộ Lưỡng cư có đuôi

    Cá cóc Tam Đảo

    – Thân dài, đuôi dẹp bên

    – Hai chi sau và trước tương đương nhau

    – Hoạt động chủ yếu vào ban ngày

    Bộ lưỡng cư không đuôi

    Ếch đồng

    – Thân ngắn

    – Hai chi sau dài hơn 2 chi trước

    – Đa số hoạt động về đêm

    Bộ lưỡng cư không chân

    Ếch giun

    – Thiếu chi, thân dài

    – Có mắt, miệng, răng

    – Hoạt động cả ngày lẫn đêm


    câu 3

    Sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước ở các loài khác nhau là khác nhau:

    • Cá cóc Tam Đảo chủ yếu sống trong nước
    • Ễnh ương lớn ở nước nhiều hơn ở cạn
    • Ếch cây vừa ở nước vừa ở cạn
    • Cóc nhà chủ yếu sống trên cạn
    • Ếch giun sống trong hang đất

    câu 4

    Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ

    câu 5 có hình

     

    1-trinh-bay-su-sinh-san-va-phat-trien-co-bien-thai-o-ech-2-d-2-phan-biet-3-bo-luong-cu-bang-nhun

    Bình luận
  3. 1.

    • Sự sinh sản:
    • Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.
      • Ếch đực kêu “gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.
      • Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.
      • Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.
    • Sự phát triển qua biến thái ở ếch:
      • Trứng ếch nở ra nòng nọc, sống trong nước.
      • Nòng nọc mọc 2 chi sau.
      • Nòng nọc mọc 2 chi trước.
      • Nòng nọc rụng đuôi trở thành ếch trưởng thành, có thể sống ở cả nước và trên cạn.
      • 2. Trong ảnh. 

      • 3.

        Sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước ở các loài khác nhau là khác nhau:

        Cá cóc Tam Đảo chủ yếu sống trong nước

      • Ễnh ương lớn ở nước nhiều hơn ở cạn
      • Ếch cây vừa ở nước vừa ở cạn
      • Cóc nhà chủ yếu sống trên cạn
      • Ếch giun sống trong hang đất.
      • 4.Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.
      • 5. Trong ảnh

    1-trinh-bay-su-sinh-san-va-phat-trien-co-bien-thai-o-ech-2-d-2-phan-biet-3-bo-luong-cu-bang-nhun

    Bình luận

Viết một bình luận