1. Trong các điều kiện kinh tế – xã hội hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin thì điều kiện nào là quan trọng nhất? Vì sao?

1. Trong các điều kiện kinh tế – xã hội hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin thì điều kiện nào là quan trọng nhất? Vì sao?

0 bình luận về “1. Trong các điều kiện kinh tế – xã hội hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin thì điều kiện nào là quan trọng nhất? Vì sao?”

  1. * Nền đại công nghiệp cơ khí ra đời và phát triển nhờ cuộc cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19:

    + Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa lớn nhất với lực lượng công nghiệp hùng mạnh. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp đang được hoàn thành.

    + Ở Đức và một số nước Tây Âu khác, cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng trong lòng xã hội phong kiến.

    Nhờ vậy, tính hơn hẳn của chế độ tư bản chủ nghĩa so với chế độ phong kiến được thể hiện một cách rõ rệt. “Giải cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”1.

    * Cùng với nền đại công nghiệp cơ khí là CNTB được xác lập và giữ địa vị thống trị; giai cấp công nhân công nghiệp ra đời. Đây là giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất mới có bản chất cách mạng triệt để nhất.

    * Mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội vốn có của nó bộc lộ ngày càng gay gắt. Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân đã mang ý nghĩa là:

    + Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở Lyông (Pháp) năm 1831 -1834

    + Ở Anh có phong trào Hiến chương vào cuối những năm 1930 là “phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thật sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị”2.

    + Cuộc khởi nghĩa tự phát của thợ dệt Xilêdi năm 1844 đến sự xuất hiện “Đồng minh những người chính nghĩa” – một tổ chức vô sản cách mạng.

    * Trong điều kiện lịch sử xã hội đó, giai cấp vô sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng, vì vậy giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử không chỉ là “ kẻ phá hoại” chủ nghĩa Tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ.

    Thực tiễn xã hội, đặc biệt là thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là phải được soi sáng bằng lý luận khoa học. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự giải đáp về mặt lý luận những vấn đề thời đại đặt ra trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.

    Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên của triết học Mác Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học Mác nói riêng.

    Một là: triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.

    * C.Mác và Ph. Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của triết học Hênghen. C. Mác cho rằng tính chất thần bí mà biện chứng đã mắc phải ở triết học Hênghen tuyệt nhiên không ngăn cản Hêghen trở thành người đầu tiên trình bày một cách bao quát và có ý thức hình thái vận động chung của phép biện chứng ấy. Ở Hêghen, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất; chỉ cần dựng nó lại sẽ phát hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó sau lớp vỏ thần bí.

    * Kế thừa những giá trị trong chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc; đồng thời đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục tính siêu hình và những hạn chế lịch sử của nó. Từ đó, Mác và Ăngghen xây dựng học thuyết mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.

    Từ những giá trị của phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, Mác và Ăng ghen đã xây dựng lên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất với nhau một cách hữu cơ là chủ nghĩa duy vật biện chứng, một hình thức mới, một giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa duy vật triết học.

    Hai là: thừa kế và cải tạo kinh tế chính trị học Anh với những đại biểu xuất sắc là A.Xơmít và Đ. Ricácđô là một nhân tố không thể thiếu được góp phần làm hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác.

    Ba là: cải tạo một cách phê phán chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu tiêu biểu là Xanh Ximông và S. Phuriê. Nhờ đó, triết học Mác trở thành vũ khí lý luận cải tạo xã hội bằng cách mạng.

    Những thành tựu của khoa học tự nhiên

    Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng không thể thiếu được cho sự ra đời của triết học Mác. Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế, chật hẹp và những bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới; đồng thời cung cấp cơ sở tri thức khoa học để phát triển tư duy biện chứng, hình thành phép biện chứng duy vật.

    Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên thời đó, Ăngghen nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tế bào và thuyết tiến hoá của Đắcuyn. Với những phát minh lớn của khoa học tự nhiên đã làm cho quan niệm mới về tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản

    Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác đã ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì nó một sự phản ánh thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân mà còn là sự phát triển hợp logíc của lịch sử tư tưởng nhân loại.

    Bình luận
  2. chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng xã hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ thực hiện tốt chức năng xã hội thì vai trò, tư cách đại biểu, đại diện cho xã hội, toàn thể cộng đồng mới có hiệu lực nhất.

    Bình luận

Viết một bình luận