1,Trong cùng 1 loài có những mối quan hệ nào? giải thích mối quan hệ đó? cho ví dụ? 2 Em hãy giải thích sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên

1,Trong cùng 1 loài có những mối quan hệ nào? giải thích mối quan hệ đó? cho ví dụ?
2 Em hãy giải thích sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật?

0 bình luận về “1,Trong cùng 1 loài có những mối quan hệ nào? giải thích mối quan hệ đó? cho ví dụ? 2 Em hãy giải thích sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên”

  1. 1. Trong cùng 1 loài có mối quan hệ:

    – Quan hệ cạnh tranh: khi mật độ quần thể tăng lên quá cao, hoặc khi nguồn thức ăn trở nên cạn kiệt, các cá thể trong quần thể xảy ra cạnh tranh với nhau. Trong mùa sinh sản, có thể có hiện tượng cạnh tranh các cá thể đực tranh giành con cái. Ví dụ: Hai con hổ đực tranh giành nhau một con cái.

    – Quan hệ hỗ trợ: Là phổ biến trong tự nhiên. Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau để chống lại các tác nhân bất lợi của môi trường. VD: hiện tượng liền rễ ở cây thông

    2. 

    Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là các nhân tố vô sinh, tác động trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống của sinh vật, thông qua nhiều hoạt động như: kiếm ăn, sinh sản, tập tính,…

    Bình luận
  2. Đáp án:

     1)
    Trong cùng một loài có những mối quan hệ:  Quan hệ hỗ trợ (Cộng sinh, hội sinh, hợp tác); Quan hệ đối kháng ( ức chế – cảm nhiễm, cạnh tranh, chủ – kí sinh)
    Giải thích:
    – Quan hệ hỗ trợ: sự tụ họp hay sống bày đàn là hiện tượng phổ biến trong sinh giới, nhất là nhiều loài côn trùng, chim, cá, tre nứa, lau, sậy… Trong nhiều trường hợp, quần tụ chỉ là tạm thời ở những thời gian nhất định như các con sống quây quần bên cha mẹ hoặc các cá thể họp đàn để sinh sản, săn mồi hay chống kẻ thù. Cá thể nhận biết nhau bằng các mùi đặc trưng, màu sắc đàn, hoặc bằng các vũ điệu.
    – Quan hệ đối kháng: Một bên có lợi còn một bên bị hại. 
    Ví dụ:
    – Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụug giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.
    – Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.

    2) 
    – Có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
    – Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ầm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động… Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ờ hoang mạc, vùng núi đá…

    Ví dụ thực tiễn cho sự ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật:
    – Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng cỏ phiến lá mòng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiểu ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao cỏ phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
    – Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
    – Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt. Khi gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. Ngược lại, bò sát có da được phù vảy sừng nên khả năng chông mất nước có hiệu quả hom, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc.

    Bình luận

Viết một bình luận