1 Trong quá trình khai thác, bóc lột các nước Đông Nam Á, thực dân Pháp đã không thực hiện biện pháp nào? A: Tăng thuế, đề ra nhiều loại thuế mới.

1
Trong quá trình khai thác, bóc lột các nước Đông Nam Á, thực dân Pháp đã không thực hiện biện pháp nào?

A:
Tăng thuế, đề ra nhiều loại thuế mới.
B:
Mở mang, phát triển công nghiệp ở thuộc địa.
C:
Cướp đất, lập đồn điền trồng các loại cây công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của CNTB.
D:
Vơ vét, tài nguyên, khoáng sản đưa về chính quốc hoặc xuất khẩu.
2
Ngày 4-9-1870, tại Pa-ri đã diễn ra sự kiện

A:
nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, thiết lập nền cộng hòa.
B:
vua Phổ lên ngôi hoàng đế Đức.
C:
Na-pô-lê-ông III kí hiệp định đầu hàng Phổ.
D:
Công xã Pa-ri giành thắng lợi.
3
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?

A:
Sau cải cách nền chính trị-xã hội Nhật ổn định.
B:
Nhật giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.
C:
Nhật trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.
D:
Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á
4
Kết quả của Cách mạng Nga 1905-1907 là

A:
quần chúng nhân dân giành được chính quyền ở một số địa phương, tạo điều đề cho cuộc cách mạng tiếp theo.
B:
giành thắng lợi, lật đổ chính quyền Nga hoàng, lập chính phủ lâm thời tư sản.
C:
thất bại, những đã làm suy yếu chính quyền Nga hoàng, lập chính phủ lâm thời tư sản.
D:
buộc Nga hoàng phải nới lỏng các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
5
Nét mới nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì

A:
Đảng Cộng sản thành lập đóng vai trò lãnh đạo.
B:
Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo.
C:
Phong trào có quy mô rộng lớn nổ ra khắp châu Á.
D:
Phong trào nổ ra liên tục, đều khắp.
6
Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt xã hội?

A:
Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
B:
Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.
C:
Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D:
Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
7
Sau khi thành lập, Hoa Kì theo thể chế

A:
cộng hòa liên bang.
B:
quân chủ lập hiến.
C:
dân chủ cộng hòa.
D:
cộng hòa.
8
Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới sau nước nào?

A:
Pháp
B:
Đức
C:
Anh
D:

9
Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô như thế nào?

A:
Phong trào nổ ra rầm rộ ở Đông Bắc Á.
B:
Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.
C:
Phong trào diễn ra quyết liệt ở Đông Nam Á và Tây Á,
D:
Phong trào có quy mô mở rộng nổ ra ở Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á
10
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc càng thêm sâu sắc, những giữa các nước đế quốc, phát xít lại có một điểm chung là

A:
đều đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
B:
đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.
C:
đều thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ Liên Xô.
D:
đều tập trung sức mạnh về kinh tế và quân sự tấn công Liên Xô.
11
Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?

A:
Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
B:
Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
C:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
D:
.Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
12
Bốn nước đầu tiên trong Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là:

A:
Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắc-xtan và Ngoại Cap-ca-dơ.
B:
Nga, U-crai-na, Lít-va, Bê-la-rút-xi-a.
C:
Nga, U-crai-na, E-xtô-ni-a; và Lít va.
D:
Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
13
Nguyên nhân chủ yếu nào thực dân phương Tây (đặc biệt là Anh, Pháp) lại tranh giành Ấn Độ?

A:
Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn.
B:
Ấn Độ có truyền thống văn hóa lâu đời.
C:
Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.
D:
Chế độ phong kiến ở Ấn Độ đang phát triển.
14
Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh thể hiện ở điểm nào?.

A:
Sự xuất hiện của các trung tâm về công nghiệp.
B:
Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương
C:
Sự phát triển của ngành ngoại thương
D:
Sự phát triển của các công trường thủ công.
15
Điểm nào sau đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để:

A:
Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
B:
Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
C:
Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
D:
Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

0 bình luận về “1 Trong quá trình khai thác, bóc lột các nước Đông Nam Á, thực dân Pháp đã không thực hiện biện pháp nào? A: Tăng thuế, đề ra nhiều loại thuế mới.”

  1. 1. D: Vơ vét, tài nguyên, khoáng sản đưa về chính quốc hoặc xuất khẩu.

    2. A: nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III, thiết lập nền cộng hòa.

    3. D: Nhật có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á

    4. C: thất bại, những đã làm suy yếu chính quyền Nga hoàng, lập chính phủ lâm thời tư sản.

    5. B: Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo.

    6. B: Tình trạng bần cùng hóa, chết đói và mâu thuẫn giữa các tôn giáo.

    7. A: cộng hòa liên bang.

    8. C: Anh

    9. B: Phong trào có quy mô rộng khắp toàn châu Á.                                                               

    10.B: đều coi Liên Xô là kẻ thù cần phải tiêu diệt.

    11. B: Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.

    12. D: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.

    13. C: Ấn Độ đất rộng người đông, tài nguyên phong phú.

    14. B: Sự phát triển của các công trường thủ công và ngành ngoại thương

    15. D: Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

    Bình luận

Viết một bình luận