1, Trong sinh giới con người thuộc lớp động vật nào?Người khác động vật trong lớp đặc điểm nào? 2, Kể tên các thành phần cấu tạo tế bào? 3, Trẻ em hay

By Brielle

1, Trong sinh giới con người thuộc lớp động vật nào?Người khác động vật trong lớp đặc điểm nào?
2, Kể tên các thành phần cấu tạo tế bào?
3, Trẻ em hay người già xương khó hay dễ gãy, khi gãy xương thời gian liền xương như thế nào? tại sao?
4, Khi gặp người bị thương chảy máu động mạch (cổ tay, cổ chân) em cần sơ cứu như thế nào?
5, Làm thế nào để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ?
6, so sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
7, Những chất nào được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu và bạch huyết? Các con đường đó có đặc điểm gì?
8, Cấu tạo chức năng của cơ khớp xương?
9, Cấu tạo và chức năng của hồng cầu ?
10, Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết?
11, thế nào là đồng hóa, dị hóa?
12, Trình bày sự chuyển hóa và năng lượng của cơ thể?
13, Nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?
14, Thành phần cấu tạo và chức năng của xương?
Hơi dài thông cảm, giúp mình mai mình thi r…

0 bình luận về “1, Trong sinh giới con người thuộc lớp động vật nào?Người khác động vật trong lớp đặc điểm nào? 2, Kể tên các thành phần cấu tạo tế bào? 3, Trẻ em hay”

  1. 1, Trong sinh giới con người thuộc lớp động vật nào?

    –>Lớp động vật có xương sống(ko chắc lắm)

    Người khác động vật trong lớp đặc điểm nào?

    –>Người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định, có tư duy,tiếng nói, chữ viết.

    2, Kể tên các thành phần cấu tạo tế bào?

    –>Tế bào gồm:

    -Màng sinh chất.

    -Chất tế bào:

    +Lưới nội chất

    +Ti thế

    +bộ máy gôngi

    +trung thể

    +ri-bô-xôm

    -Nhân:nhiễm sắc thể và nhân con

    3, Trẻ em hay người già xương khó hay dễ gãy, khi gãy xương thời gian liền xương như thế nào? tại sao?

    -Ở người già xương dễ gãy và khi gãy thì chậm phục hồi vì:

    +tỉ lệ chất cốt giao giảm nên xương giòn, xốp–>dễ gãy khi có va chạm.

    +tỉ lệ chất hữu cơ bị phân hủy nhanh hơn quá trình phục hồi nên xương chậm phục hồi.

    -Ở trẻ em thì ngược lại.

    4, Khi gặp người bị thương chảy máu động mạch (cổ tay, cổ chân) em cần sơ cứu như thế nào?

    –>Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).

    – Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).

    – Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.

    – Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.

    5, Làm thế nào để có 1 hệ tim mạch khỏe mạnh làm cơ sở cho sức khỏe và tuổi thọ?

    -Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện.

    -hạn chế ăn thức ăn có nhiều mỡ động vật

    -khám sức khỏe định kì.

    -luyện tập TDTT lành mạnh đúng cách.

    -chế dộ ăn uống và nghỉ nghơi hợp lí

    6, so sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?

    Trao đổi khí ở phổi:bao gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào phế nan và sự khuếch tán của cacbonic từ phế nan vào máu

    Trao đổi khí ở tế bào:gồm sự khuếch tán của oxi từ máu vào tế bào và sự khuếch tán của cacbonic từ tế bào vào máu.

    7, Những chất nào được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu và bạch huyết?

    -Đường máu: đường đơn, axit amin, 30%lipit(axit béo và glixerin),vitamin tan trong nước( A,C,..) và nước.

    -Bạch huyết: các vitamin tan trong dầu(D,E,K,…) và 70% lipit.

    Các con đường đó có đặc điểm gì?

    Đều về tim rồi theo hệ tuần hoàn tới các tế bào của cơ thể.(mk nghĩ thế)

    9, Cấu tạo và chức năng của hồng cầu ?

    Cấu tạo:màu hồng,hình đĩa lõm 2 mặt ko có nhân

    chức năng:vận chuyển oxi và cacbonic

    10, Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết?

    Hệ tuần hoàn:tim(2 tâm thất và 2 tâm nhĩ) và hệ mạch(động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)

    Hệ bạch huyết:hệ mạch(mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết và ống bạch huyết)

    11, thế nào là đồng hóa, dị hóa?

    Đồng hóa là quá trình tổng hợp các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng của cơ thể và tích lũy năng lượng.

    Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản và giải phóng năng lượng.

    12, Trình bày sự chuyển hóa và năng lượng của cơ thể?

    Sự chuyển hóa và năng lượng của cơ thể gồm 2 mặt đối lập nhưng thông nhất vs nhau(đồng hóa và dị hóa)

    13, Nguyên nhân và biện pháp chống mỏi cơ?

    -Nhuyên nhân: mỏi cơ do làm việc quá sức and kéo dài,cơ thể ko cung cấp đủ oxi,năng lượng cung cấp ít,tích tụ axilactic đầu độc dẫn đến sự mỏi cơ.

    -Biện pháp:

     +Khi có hiện tượng mỏi cơ, cần nghỉ ngơi thả lỏng, xoa bóp để tăng cường tuần hoàn máu cung cấp oxi cho cơ.

    +Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện khả năng chịu đựng và làm việc của cơ.

    14, Thành phần cấu tạo và chức năng của xương?

    Thành phần cấu tạo:

    -Chất hữu cơ:là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi cho xương

    – Chất vô cơ:canxi và photpho làm xương tăng độ cững của xương. nhờ vậy,xương vững chắc là cột trụ cơ thể.

    Thi tốt nhé!!!

     

    Trả lời

Viết một bình luận