1, Từ “mọc” trong câu: “Không thu nhanh, ngâm nước là hạt mọc mạ.” được dùng với nghĩa:
2, Dấu phẩy trong câu: “Người có thể ướt, thóc lúa phải khô.” có tác dụng:
3, Những trưa tháng sáu
Đó là thời điểm giữa mùa hè. Đang giữa vụ gặt, các thửa ruộng đã thu hoạch xong, trơ trụi chân rạ, ngỏng lên trời. Thửa ruộng chưa gặt, nắng uốn bông đỏ đuôi. Bầy trâu tha hồ đằm tắm.
Trưa nóng. Lúa gặt về dãi nắng trên sân gạch. Mặt đường cát trắng, bỏng rát. Không một cơn gió. Nắng nhảy múa, vẽ hoa trước mặt. Nắng thiêu cong queo ngọn cỏ ven đường. Từ cổng làng, nhìn xuống phía nam, cánh đồng như tấm áo vá chằng, vá đụp bằng nhiều mụn vá. Màu vàng của rạ, của rơm. Màu trắng đục, nâu của bùn đất và nước ao chuôm. Màu xanh của cỏ lác. Mặt ruộng tưởng như cũng sôi sục vì nắng.
Những trưa tháng sáu, sân nhà nào cũng vàng lúa mới. Phên liếp, nong nia, thúng mủng, giần sàng, cái nào cũng tất bật. Nhà có đông người thì mỗi người một tay. Không thể đứng nhìn hạt vàng bị mưa. Người có thể ướt, thóc lúa phải khô. Không thu nhanh, ngâm nước là hạt mọc mạ. Đã thế, trời tháng sáu lại hay đùa dai. Vừa nắng đổ lửa, đã mưa xối xả. Có khi dọn xong thóc thì hết mưa, trời lại nắng tưng bừng. Những trưa tháng sáu, tôi cùng bọn trẻ trốn ra đường làng khi bố mẹ vắng nhà. Chúng tôi leo cây bắt ve, câu chuồn chuồn, chọi cỏ gà, đánh khăng, chơi quay, chơi đáo. Bao nhiêu trò tinh nghịch của tuổi thơ.
Nhiều năm nay, năm nào quê tôi cũng được mùa. Cánh đồng rộng nhất tỉnh Tuyên Quang lại bội thu, năng suất cao nhất nhì hàng tỉnh. Lúa quê tôi giờ đã có thương hiệu. Cuộc sống mới đang tỏa hương: những ngôi nhà cao tầng cứ theo nhau mọc lên, ô tô, xe máy tấp nập. Nhưng sao tôi vẫn thấy thiếu …
Tôi tìm về tuổi thơ với những câu thơ của Trần Đăng Khoa: “… Giọt mồ hôi rơi/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”…
(Theo Lê Na)
Trong văn bản trên, có những tên riêng (cả tên tác giả):
Group of answer choices
A, Tuyên Quang, Trần Đăng Khoa, Lê Na;
B, Tỉnh Tuyên Quang, nhà thơ Trần Đăng Khoa, theo Lê Na;
C, Tuyên Quang, Trần Đăng Khoa;
D, Tỉnh Tuyên Quang, nhà thơ Trần Đăng Khoa:
`1` Từ “mọc” trong câu: “Không thu nhanh, ngâm nước là hạt mọc mạ.” được dùng với nghĩa gốc.
`2 `Dấu phẩy trong câu: “Người có thể ướt, thóc lúa phải khô.” có tác dụng ngăn cách hai vế.
`3,` Trong văn bản trên, có những tên riêng (cả tên tác giả) :
A, Tuyên Quang, Trần Đăng Khoa, Lê Na.
B, Tỉnh Tuyên Quang, nhà thơ Trần Đăng Khoa, theo Lê Na.
C, Tuyên Quang, Trần Đăng Khoa.
D, Tỉnh Tuyên Quang, nhà thơ Trần Đăng Khoa.
____________
Học tốt nha ><
Xin câu trả lời hay nhất cho nhóm ạ ><
Đáp án:
1, Từ “mọc” trong câu: “Không thu nhanh, ngâm nước là hạt mọc mạ.” được dùng với nghĩa: nảy mầm
2, Dấu phẩy trong câu: “Người có thể ướt, thóc lúa phải khô.” có tác dụng: ngăn cách 2 vế câu trong câu ghép
3,Trong văn bản trên, có những tên riêng (cả tên tác giả):
A, Tuyên Quang, Trần Đăng Khoa, Lê Na
B, Tỉnh Tuyên Quang, nhà thơ Trần Đăng Khoa, theo Lê Na;
C, Tuyên Quang, Trần Đăng Khoa;
D, Tỉnh Tuyên Quang, nhà thơ Trần Đăng Khoa:
Giải thích: Tất cả các tên riêng đều có từ khổ thứ 4 trở xuống.