1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc nào đô hộ?
A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường.
C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy.
D. Triệu, Tần, Hán, Ngô, Lương, Đường.
2.Nhà Đường cai trị nước ta như thế nào trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X?
A.Cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tận cấp châu. Dưới cấp huyện là xã vẫn do người Việt cai quản.
B. Cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tận cấp châu, huyện, hương, xã.
C. Cử người Trung Quốc xuống cai trị đến tận cấp châu, huyện. Dưới cấp huyện là hương, xã vẫn do người Việt cai quản.
D. Cử người Trung Quốc, và người Việt có tài xuống cai trị đến tận cấp châu, huyện, hương, xã.
3. Nhận xét nào đúng về chính sách cai trị của nhà Hán đối với nước ta từ thế kỉ VII đến thế kỉ X?
A. Đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện.
B. Đưa người Hán sang cùng người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện.
C. Đưa người Hán sang cùng người Việt, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện.
D. Đưa người Hán sang giúp người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản đến tận cấp huyện.
4. Nhà Lương cai trị nước ta như thế nào trong thời gian từ thế kỉ VII đến thế kỉ X?
A. Cử người có cùng dòng họ với Vua hoặc dòng họ có danh tiếng trực tiếp cai trị.
B. Cử người có cùng dòng họ với Vua hoặc dòng họ có danh tiếng , quyền thế sang nắm các chức vụ quan trọng để trực tiếp cai trị
C. Cho người có quyền thế sang nắm các chức vụ quan trọng để trực tiếp cai trị.
D. Cho người thuộc dòng họ có danh tiếng, quyền thế sang nắm các chức vụ quan trọng để trực tiếp cai trị.
5. Phương thức bóc lột cơ bản của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta là gì?
A. Bắt người Việt đi làm thuê và đề ra nhiều thứ thuế.
B. Đặt ra nhiều thứ thuế và độc quyền buôn bán.
C. Đặt ra nhiều thứ thuế và tận thu các nguồn của cải quý hiếm.
D. Độc quyền buôn bán và tận thu nhiều nguồn của cải quý hiếm.
6. Vì sao nhà Đường quan tâm đến sửa sang các đường giao thông, xây thành, đắp lũy và tăng thêm quân đồn trú đến tận cấp huyện?
A.Nhằm bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
B. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế nhân dân ta.
C. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét của cải và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
D. Nhằm phục vụ tối đa cho chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và đàn áp các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta.
7.Nhận xét nào sau đây đúng về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta?
A. Đặt ra nhiều thứ thuế và tận thu các nguồn của cải.
B. Bắt nhân dân ta phải cống lạp các sản vật quý hiếm.
C. Độc quyền sản xuất và buôn bán sắt muối.
D. Đưa dân nghèo và các tội nhân sang Giao Châu làm việc để kiếm lời.
8. Tại sao trong thời kì Bắc thuộc các thợ thủ công tài giỏi trên đất nước ta không nhiều?
A. Nghề thủ công không phát triển.
B. Thợ thủ công bị bắt sang phương Bắc để xây dựng kinh đô.
C. Họ không dám xuất hiện vì sợ chính quyên đô hộ phương Bắc bắt giam.
D. Chính quyền phương Bắc không chú trọng phát triển thủ công nghiệp.
9. Chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc để lại hậu quả gì đối với đất nước ta?
A. Nền kinh tế què quặt lạc hậu.
B. Chỉ có nền kinh tế thủ công nghiệp phát triển.
C.Nguồn tài lực vật lực và nhân lực bị hao mòn.
D. Đời sống của nhân dân vô cùng cơ cực.
1d
2b
3a
4d
5a
6d
7c
8b
9d
1. D
2. D
3. B
4. C
5. A
6. D
7. C
8. D
9. A