1.ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống vật nuôi? 2.thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần là j ? tại sao có một số loài không có hiện tượng thoái h

1.ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống vật nuôi?
2.thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần là j ?
tại sao có một số loài không có hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần?
4.ánh sáng ảnh hưởng đến thực vật như thế nào?
GIÚP MIK VỚI Ạ, CẢM ƠN CÁC CẬU !

0 bình luận về “1.ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống vật nuôi? 2.thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần là j ? tại sao có một số loài không có hiện tượng thoái h”

  1. Câu 1 : 

    Ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống vật nuôi 

    Người ta thường dùng phép lai kinh tế: con người đem lai giữa các cặp bố mẹ khác nhau về kiểu gen, tạo ưu thế lai đời F­1

    Người sử dụng F1 làm sản phẩm do F1 có khả năng sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao, năng suất cao, phẩm chất tốt
    Câu 2 : 
    Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần là hiện tượng con lai xuất hiện hiện tượng sinh trưởng chậm , phát triển yếu , năng suất thấp 
    Có một số loài không có hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần vì ở những loài này alen lặn không quy định những kiểu hình xấu , nên khi giao phối gần hay tự thụ các alen lặn dù có được tổ hợp thì cũng biểu hiện ra những kiểu hình không gây hại cho loài 

    Câu 3 :

    -Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

    Ví dụ :

    +Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng để lấy ánh sáng

    +Cây ưa bóng  thường thấp và tán rộng.

    – Dựa vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường mà thực vật được chia thành 2 nhóm 

    + Nhóm cây ưa sáng: sống ở nơi có ánh sáng mạnh , quanh đãng

    +Nhóm cây ưa bóng: sống nơi ánh sáng yếu , rậm rạp

    – Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp… và khả năng hút nước của cây.

    Ví dụ : Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến cường độ quang hợp  , ánh sáng mạnh cường độ quang hợp có thể tăng , những dải sáng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến cường độ quang hợp 
    Ánh sáng càng mạnh cường độ thoát hơi nước càng lớn , nhu cầu về hút nước càng cao

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    a) Ở cây trồng: Chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng gồm các bước sau

    + Cho giao phối gần.

    + Chọn dòng thuần chủng về tính trạng mong muốn

    + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gen.

    b) Ở vật nuôi: Chủ yếu dùng phép lai kinh tế. Trong phương pháp này. con người đem lai giữa các cặp bố mẹ khác nhau về kiểu gen, tạo ưu thế lai đời F­1. Sau đó, sử dụng F1 làm sản phẩm chứ không dùng F1 để làm giống.

     Hiện tượng thoái hóa             

    – Khái niệm: hiện tượng thoái hóa là hiện tượng mà ở các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, xuất hiện nhiều tính trạng xấu, năng suất thấp, bị chết non.

    – Ví dụ:

    + Ở lúa mì: vụ đầu tiên thân cây cao, cứng, số lượng bông nhiều, hạt chắc. Vụ thứ 2, 3: thân cây lùn, yếu, số lượng bông ít, hạt lép nhiều, một số cây lá có màu trắng, nhiều cây bị chết.

    a. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn

    – Nhận xét: qua nhiều thế hệ sức sống giảm dần, năng suất thấp dần, bị dị dạng, cây có thể bị chết nhiều.

    – Ở nhiều dòng bộc lộ những đặc điểm có hại như bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, …

    – Nguyên nhân do hiện tượng tự thụ phần ở cây giao phấn 
     đa số biểu hiện các tính trạng xấu.

    b. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật

    – Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

    – Thoái hóa do giao phối gần biểu hiện:

    + Các thế hệ sau: sự sinh trưởng, phát triển yếu, xuất hiện con quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

    – Do giao phối gần đa số biểu hiện các tính trạng xấu.

    Ánh sáng có ảnh hưởng tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng. Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng; cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. Đó là do có hiện tượng tỉa cành tự nhiên. Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng. Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái của lá cây.

    – Thực vật được chia thành hai nhóm khác nhau tuỳ theo khả năng thích nghi cùa chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường:

    + Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những cây sống nơi quang đãng.

    – Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây sổng nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như cây sống dưới tán cùa cây khác, cây trồng làm cảnh đặt ở trong nhà…

    – Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lí của thực vật như hoạt động quang hợp, hô hấp… và khả năng hút nước của cây.

    Bình luận

Viết một bình luận