1-Ứng dụng về trao đổi ion khoáng ở thực vật trong trồng trọt. 2-So sánh sự giống và khác nhau ở thực vật C3 và C4

1-Ứng dụng về trao đổi ion khoáng ở thực vật trong trồng trọt.
2-So sánh sự giống và khác nhau ở thực vật C3 và C4

0 bình luận về “1-Ứng dụng về trao đổi ion khoáng ở thực vật trong trồng trọt. 2-So sánh sự giống và khác nhau ở thực vật C3 và C4”

  1. Đáp án: 1. -Ứng dụng về trao đổi ion khoáng ở thực vật trong trồng trọt là bón phân và đạm cho cây

    2.* Giống nhau:

    – Trong pha sáng: cơ chế giống nhau

    – Trong pha tối:

    + Đều thực hiện chu trình C3 (Canvin) tạo ra AlPG rồi hình thành:

    @ C6H12O6 –> saccarozo, tinh bột

    @ Axitamin, protein, lipit

    + Nguyên liệu của pha tối: CO2, ATP, NADPH

    * Khác nhau trong pha tối: Bạn kẻ bảng so sánh theo các ý sau:

    – Môi trường sống:

    + C3: Khí hậu ôn hòa, cường độ ánh sáng bình thường

    + C4: 1 số TV nhiệt đới, cận nhiệt đới, cường độ AS mạnh

    – Đại diện:

    + C3: Rêu, cây gỗ lớn…

    + C4: mía, rau dền, ngô…

    – Chất nhận CO2:

    + C3: Ribulozo – 1,5 – diphotphat

    + C4 : PEP (photphoenolpiruvat)

    – Sản phẩm đầu tiên:

    + C3: APG

    + C4 : AOA (axit oxaloaxetic) hoặc axit malic.

    – Tiến trình và thời gian:

    + C3: 1 giai đoạn là chu trình Canvin diễn ra vào ban ngày

    + C4: 2 gđ đều diễn ra vào ban ngày. Gđ1: cố định CO2 theo chu trình C4 và gđ 2: tái cố định CO2 theo chu trình Canvin.

    – Không gian:

    + C3: Diễn ra ở tế bào mô giậu

    + C4: Gđ 1 ở TB mô giậu, gđ 2 ở TB bao bó mạch

    – Loại lục lạp

    + C3: 1 loại

    + C4: 2 loại (ở TB mô giậu và bao bó mạch)

    – Năng suất quang hợp:

    + C3: thấp

    + C4: cao

    Giải thích các bước giải:

    Bình luận

Viết một bình luận