1, Vai trò của các bộ phận của cấu tạo trong tế bào 2, Nhận biết các cây thuộc rễ cọc , rễ chùm 3, Các loại đất thích hợp với các loại thực vật khác n

By Maya

1, Vai trò của các bộ phận của cấu tạo trong tế bào
2, Nhận biết các cây thuộc rễ cọc , rễ chùm
3, Các loại đất thích hợp với các loại thực vật khác nhau
4, Kể tên các loại thân , nhận biết các loại thự vật thuộc nhóm thân nào
5, Vai trò của mạch gỗ , mạch rây
6, Kể tên các loại thân biến dạng và cho ví dụ
7, Kể tên các dạng gân lá và cho ví dụ
8, Lấy ví dụ về lá biến dạng
* Lưu ý : đọc kĩ câu hỏi

0 bình luận về “1, Vai trò của các bộ phận của cấu tạo trong tế bào 2, Nhận biết các cây thuộc rễ cọc , rễ chùm 3, Các loại đất thích hợp với các loại thực vật khác n”

  1. 1. – Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.

    – Màng sinh chất: Bao bọc ngoài chất tế bào.

    – Chất tế bào: là chất keo lỏng,trong chứa các bào quan như lục lạp.

    – Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

    – Không bào: Chứa dịch tế bào.

     2. + Rễ cọc : có một rễ chính và nhiều rễ con mọc xung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm. VD: cây bàng, cây ổi, cây phượng, cây bưởi ,cây cải, cây mít,…

    +Rễ chùm : không có rễ chính, chỉ có nhiều rễ phụ mọc xung quanh gốc, thường có ở cây một lá mầm.

    VD: cây hành, cây lúa ,cây dừa…

    4. Có 3 loại thân chính là:

    – Thân gỗ:  cứng, cao, có cành. VD: hạnh đào, đu đủ, hồ trăn, …
    – Thân cột: cứng, cao, không cành. VD: chủ yếu là các loại cau, dừa, …

    – Thân cỏ: mềm, yếu, thấp. VD: rau đay, rau rền, rau cải, …

    5.

    Chức năng của mạch rây và mạch gỗ trong thân cây

    – Mạch rây : vận chuyển chất hữu cơ trong cây.

    – Mạch gỗ : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân.

    6.

    – Thân biến dạng gồm có: thân củ, thân rễ và thân mọng nước.

    VD: Thân củ: củ khoai tây, củ su hào, gừng,củ dề , …

    Thân rễ: riềng, nghệ, dong ta, …

    Thân mọng nước: cây xương rồng, cây cành giao, cây thuốc bỏng, …

    7. Gân lá có các dạng hình phân bố khác nhau:

    + Song song: Ví dụ: lá tre, trúc, lúa, ngô, rẻ quạt, trường sinh.

    + Gân hình mạng: lá gai, lá mai.

    + Gân hình cung: lá rau muống, lá địa liền.

    8. – Lá biến thành gai: Giảm sự thoát hơi nước ở lá.

    VD: cây xương rồng,…

    – Lá biến thành tua cuốn, tay móc: Móc vào trụ bám, giúp cây leo lên.

    VD: Cây đậu Hà Lan, cây mây…

    – Lá vảy: che chở cho thân rễ.

    VD: Cây dong ta…

    – Lá dự trữ: Lá dự trữ chất hữu cơ.

    VD: Cây hành, tỏi…

    – Lá bắt mồi: lá biến thành cơ quan bắt và tiêu hóa mồi.

    VD: Cây bèo đất, cây nắp ấm…

    #Bonz

    Trả lời
  2. *Màng sinh chất:Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất
    *Chất tế bào:

     Thực hiện các hoạt động sống của tế bào

    Lưới nội chất

    Tổng hợp và vận chuyển các chất

    Ribôxôm

    Nơi tổng hợp prôtêin

    Ti thểTham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượngBộ máy gôngiThu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm

    Trung thể

    Tham gia quá trình phân chia tế bào

    *Nhân:

    – Nhiễm sắc thể

    – Nhân con

    Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

    – Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền

    – Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN)

    câu 2:cách nhận biết:

    – Rễ cọc : gồm rễ cái và các rễ con 

    – Rễ chùm : gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân

    câu 4:

    Có 3 loại thân chính, đó là:
    + Thân gỗ: cứng, cao, có cành(bàng, phượng,…)
    + Thân cột: cứng, cao, không cành(cau, dừa,…)
    + Thân cỏ: thấp, mềm, yếu(đậu, hành,…)

    câu 5:

    MẠCH GỖ :CÓ CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG TỪ RỄ LÊN THÂN.

    MẠCH RÂY :CÓ CHỨC NĂNG VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT HỮU CƠ TRONG CÂY.

    câu 6:

    Có 3 loại thân biến dang:

    1.Thân củ:

    – Thân củ nằm trên mặt đất

    – Dự trữ chất dinh dưỡng

    – VD:Củ su hào

    2.Thân rễ:

    – Thân rễ nằm trong mặt đất 

    – Dự trữ chất dinh dưỡng

    – VD:Củ gừng

    3.Thân mọng nước:

    – Thân mọng nước mọc trên mặt đất

    – Dự trữ nước quang hợp

    – VD:Xương rồng

    câu 8:

    -lá biến thành gai:

    vd: cây xương rồng,…

    – lá biến thành tua cuốn ,tay móc:

    vd: cây đậu hà lan, cây mây,…

    -lá vảy:

    vd: cây dong ta,củ giềng,…

    -lá dự trữ:

    vd:cây hành, tỏi,…

    -lá bắt mồi:

    vd: cây bèo đất, cây nắp ấm,…

    Trả lời

Viết một bình luận