1.Vì sao ếch sống gần bờ nước, hoạt động vào ban đêm ? 2.Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của

1.Vì sao ếch sống gần bờ nước, hoạt động vào ban đêm ?
2.Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày ?
3.Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi , thận của thằn lằn bóng đuôi dài và ếch

0 bình luận về “1.Vì sao ếch sống gần bờ nước, hoạt động vào ban đêm ? 2.Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của”

  1. 1. Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì : – Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết. – Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi

     2.

    Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày → tiêu diệt các sâu bọ hoạt động ban ngày.

    Đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ hoạt động về đêm.

    → Hoạt động kiếm mồi của lưỡng cư giúp tiêu diệt các sâu bọ mà chim hoạt động ban ngày không tiêu diệt được→ vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

    3.

    1-vi-sao-ech-song-gan-bo-nuoc-hoat-dong-vao-ban-dem-2-tai-sao-noi-vai-tro-tieu-diet-sau-bo-co-ha

    Bình luận
  2. Câu 1 : Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :

    +Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, da ẩm ướt

    +  Thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

    Câu 2 : Vì lưỡng cư thường bắt mồi là sâu bọ vào ban đêm , chim bắt sâu bọ vào ban ngày nên vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày

    Câu 3 :

    * Ếch :

    1. Tim :Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và một tâm thât máu pha trộn nhiều hơn)

    2. Phổi :Phổi đơn giản, ít vách ngăn.(chủ yếu hô hấp bằng da)

    3. Thận:Thận giữa (Bóng đái lớn)

    * Thằn lắn :

    1. Tim :Tim 3 ngăn; tâm thất có vách hụt (máu ít pha trộn hơn)

    2. Phổi :Phổi có nhiều ngăn (cơ liên sườn tham gia vào hô hấp)

    3. Thận :Thận sau (Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước)

     

    Bình luận

Viết một bình luận