1 vÌ SAO NGƯỜI TA phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô
2Tại sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to , chắc , ko bị sứt sẹo, ko bị sâu bệnh
3 so sánh cấu tạo của cơ quan sinh dưỡng giữa cây dương sỉ và rêu
4Nêu đặc điểm hình dáng ,cấu tạo sinh dưỡng của vi khuẩn
5Liên hệ bản thân để đưa ra các biện pháp bảo vệ rừng
6 Vai trò của vi khuẩn
giúp mình mình vote cho 5 sao
Câu 1
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô vì: Nếu để quả chín khô thì quả sẽ tự nẻ
Câu 2
Chọn hạt to, mẩy, chắc vì: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe
– Chọn hạt không sứt sẹo vì: đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường
– Chọn hạt không bị sâu, bệnh vì: để tránh những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Câu 3
– Cây dương xỉ
+ Rễ thật
+ Thân thật, đã có hệ thống mạch dẫn.
+ Lá thật, kiểu lá kép hình lông chim, mặt dưới các lá có chứa túi bào tử.
– cây rêu
+ Rễ giả
+ Thân thật nhưng chưa có hệ thống mạch dẫn
+ Lá thật, kiểu lá đơn
Câu 4
Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định, do vách của tế bào vi khuẩn quyết định. Hình thể và kích thước của vi khuẩn có thể quan sát và xác định được bằng phương pháp nhuộm và quan sát bằng kính hiển vi. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, dựa vào hình thể vi khuẩn kết hợp với lâm sàng người ta có thể chẩn đoán xác định bệnh.
Câu 5
– Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động như: tham gia trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, mở rộng diện tích rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn, phát triển các khi bảo tồn thiên nhiên
Xin lỗi cậu mình ko biết cách làm câu 6 :(((
1
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô vì: Nếu để quả chín khô thì quả sẽ tự nẻ
3
– Cây dương xỉ
+ Rễ thật
+ Thân thật, đã có hệ thống mạch dẫn.
+ Lá thật, kiểu lá kép hình lông chim, mặt dưới các lá có chứa túi bào tử.
– cây rêu
+ Rễ giả
+ Thân thật nhưng chưa có hệ thống mạch dẫn
+ Lá thật, kiểu lá đơn
4
Mỗi loại vi khuẩn có hình dạng và kích thước nhất định, do vách của tế bào vi khuẩn quyết định. Hình thể và kích thước của vi khuẩn có thể quan sát và xác định được bằng phương pháp nhuộm và quan sát bằng kính hiển vi. Để xác định vi khuẩn, hình thể là một tiêu chuẩn rất quan trọng đóng vai trò định hướng, để định loại một vi khuẩn còn phải kết hợp với với các yếu tố khác như tính chất sinh vật hoá học, kháng nguyên của vi khuẩn và khả năng gây bệnh). Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, dựa vào hình thể vi khuẩn kết hợp với lâm sàng người ta có thể chẩn đoán xác định bệnh. Vi khuẩn có nhiều hình thái khác nhau: hình cầu, hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy, hình sợi…. Kích thước thay đổi tùy theo các loại hình và trong một loại hình kích thước cũng khác nhau. So với virus, kích thước của vi khuẩn lớn hơn nhiều, có thể quan sát vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học. Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là micromet (1 µm = 1/1000 mm). Kích thước và hình thể của các loại vi khuẩn khác nhau thì không giống nhau và có thể còn phụ thuộc vào điều kiện tồn tại của chúng. Dựa vào hình thể, vi khuẩn được chia ra làm 3 loại lớn.
5
– Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và ở nơi mình hoạt động như: tham gia trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, mở rộng diện tích rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, giữ gìn, phát triển các khi bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, tham gia vệ sinh môi trường, thực hiện các quy định về vệ sinh công cộng, phê phán việc săn bắt, tiêu diệt động vật quý hiếm.
– Vận động mọi người cùng thực hiện, đồng thời chống các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.
6
Vi khuẩn được sử dụng trong sinh học phân tử, sinh hóa và nghiên cứu di truyền, bởi vì chúng có thể phát triển nhanh chóng và tương đối dễ thao tác. Các nhà khoa học sử dụngvi khuẩn để nghiên cứu cách thức hoạt động của gen.
Vi khuẩn cũng là nhân tố cần thiết trong bào chế thuốc kháng sinh