1) Vì sao nói giáo dục,thi cử thời Lê sơ rất quy cũ và chặt chẽ. 2) Tại sao nhân dân hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu. Cần gấp ạ

1) Vì sao nói giáo dục,thi cử thời Lê sơ rất quy cũ và chặt chẽ.
2) Tại sao nhân dân hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu.
Cần gấp ạ

0 bình luận về “1) Vì sao nói giáo dục,thi cử thời Lê sơ rất quy cũ và chặt chẽ. 2) Tại sao nhân dân hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu. Cần gấp ạ”

  1. 1) Vì :

    Khoa cử quy củ chặt chẽ:

    + Các kỳ thi có thời gian định kỳ đều đặn.

    + Quy chế thi chặt chẽ, ngày càng hoàn thiện

    2)

    – Do sự mục nát của chính quyền Đàng Trong làm cho đời sống của nông dân và các tầng lớp lao động nghèo khác trở nên cùng cực. Những mâu thuẫn xã hội ở Đàng Trong ngày càng dâng cao.

    – Trước khởi nghĩa Tây Sơn đã có nhiều phong trào khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra và huy động được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia.

    – Do các hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn như: xóa nợ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế và chủ trương “lấy của người giàu chia cho người nghèo” rất hợp lòng dân.

    Bình luận
  2. 1)

    Nền giáo dục thịnh đạt, phát triển toàn diện:

    + Trường học được mở ở nhiều nơi (trung ương, địa phương).

    + Quan lại chủ yếu là người có học thức, đỗ đạt, được đào tạo bài bản.

    – Nền giáo dục và khoa cử trọng Nho, Khổng giáo.

    + Nho học được độc tôn.

    + Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

    – Khoa cử quy củ chặt chẽ:

    + Các kỳ thi có thời gian định kỳ đều đặn.

    + Quy chế thi chặt chẽ, ngày càng hoàn thiện

    Để phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc ta, những học sinh như em những người còn ngồi trên ghế nhà trường, ngày càng phấn đấu hơn nữa học tập, đạt kết quả cao,không phụ lòng mong mỏi của thầy cô giáo, bố mẹ. Hơn nữa, còn phải phát triển toàn diện, tham gia các hoạt động tập thể tích cực, nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.

    2)

    Nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu bởi vì:

    -Thứ nhất, xã hội chúng ta lúc bấy giờ đang vô cùng mục nát, đời sống nhân dân ngày càng nghèo khổ, cơ cực. Chính điều đó đã làm cho lòng căm thù và oán hận đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng nâng cao, họ sẵn sàng đứng lên bất cứ lúc nào để đánh đổ chính quyền.

    -Thứ hai, nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

    =>Chính hai lí do đó đã khiến cho nhân dân ta hắng hái tham gia vào nghĩa quân Tây Sơn để đánh đổ chính quyền nhà Nguyễn.

    Bình luận

Viết một bình luận