1.Vì sao Vương Thông vội xin hòa và chấp nhận hội thề Đông Quan để rút về nước
2.Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài trong thời gian nào?
3.Chiến thắng quyết định thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào ?|
4.Nước Đại Việt thời Lê Thánh Tông cả nươc đc chia ntn?
5.Luật pháp thời Lê Sơ khác với thời Lý Trần ở điểm nào?
6.Thế kỉ XVII “kẻ chợ” là tên gọi của đô thị nào của nước ta
7.trình bày diễn biến và kết quả trận rạch gầm-xoài mút
8.trình bày trận ngọc hồi-đống đa
9.vì sao giáo dục thời lê sơ phát triển mạnh như vậy
10.nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào tây sơn
1
Vì vương thông muốn an toàn
2
từ 1417-1428
3
chi lăng xương giang
4
Đời vua Lê Thái Tổ, Đại Việt được chia làm 5 đạo, các đơn vị hành chính dưới đạo là phủ, lộ, trấn, châu, huyện, xã. Quan cai trị đạo là Hành khiển, Tuyên phủ chánh phó sứ; cai trị phủ là Tri phủ; cai trị lộ là An phủ sứ; cai trị trấn là Trấn phủ sứ; cai trị huyện là Chuyển vận sứ, Tuần sát sứ; cai trị xã là Xã quan. Đến thời Lê Thánh Tông, năm 1466, nhà vua chia nước thành 12 đạo thừa tuyên và Trung đô phủ, lại đặt các ty Đô, Thừa để cai quản. Thánh Tông đổi lộ thành phủ, trấn thành châu, đổi chức An phủ thành Tri phủ, Trấn phủ thành Đồng tri phủ, Chuyển vận sứ thành Tri huyện, Tuần sát sứ thành Huyện thừa, Xã quan thành Xã trưởng
5
* Khác nhau:
Thời Lý – Trần
– Bảo vệ quyền lợi tư hữu
– Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
Thời Lê sơ
– Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.
– Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
– Hạn chế phát triển nô tì.
– Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở bộ “Luật Hồng Đức”
6
Thăng long
7
– Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định, đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.
– Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.
– Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.
=> Kết quả: kết thúc thắng lợi.
8
Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và kéo quân ra Bắc.
– Từ Tam Điệp, quân Tây Sơn chia làm 5 đạo tiến ra Bắc.- Đêm 30, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.
– Đêm mồng 3 Tết, ta bất ngờ vây đánh đồn Hà Hồi (Hà Tây)
.- Sáng mồng 5 Tết, ta đánh đồn Ngọc Hồi, ngay lúc đó đạo quân do Đô Đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Sầm Nghi Đồng tự tử.
– Trưa mồng 5 Tết, quân ta tiến quân vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh tháo chạy về nước, cuộc kháng chiến thắng lợi hoàn toàn.
Kết quả: Đất nước được giải phóng, đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
9
vì các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia. ngay nền giáo dục lấy nho giáo làm nền giáo dục chính , sách giáo khoa lấy tứ thư ngũ kinh làm giáo án , Để tôn vinh Nho học, Lê Thánh Tông cho thành lập quốc tử giám dựng bia tiến sĩ, thế nên Nho giáo chiếm vị trí độc tôn; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế. Phật giáo bị đẩy lui xuống sinh hoạt ở các làng xã, trong khi đó Nho giáo lại được coi trọng và lên ngôi, đặc biệt là khu vực triều đình và giới nho học. Đó là đặc điểm chính của thời kỳ này. Mặt khác do trước đó chịu sự tận diệt của nhà Minh nên nhiều chùa chiền, cung điện và các phật tử phát triển rực rỡ ở các triều đại nhà Lý, nhà Trần đã bị xóa bỏ. Hệ thống Nho giáo này do phong kiến nhà Lê bắt chước theo nhà Minh của Trung Quốc. Người học tuyệt đối không ai được phát huy ý kiến riêng của mình, cấm chỉ tự do tư tưởng. do phương pháp giáo dục này đào tạo là người hủ nho hoàn toàn trung thành với chế độ quân chủ
10
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
– Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.