1. Viết một đoạn văn cảm nhận về bài ca dao sau : Công cha như Núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ

1. Viết một đoạn văn cảm nhận về bài ca dao sau :
Công cha như Núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
2. Đọc bài ca dao sau :
Anh ơi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà rầm tương
Nhớ ai dãi nắng rầm mưa
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nào
a) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật điệp từ ngữ và thủ pháp liệt kê trong bài ca dao trên
b) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài ca dao trên

0 bình luận về “1. Viết một đoạn văn cảm nhận về bài ca dao sau : Công cha như Núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ”

  1. 1.

    Công cha như núi ngất trời

    Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.

    Bài ca dao đã ca ngợi công ơn sinh thành to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở con cái phải kính trọng, yêu thương và báo hiếu với cha mẹ. Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh so sánh quen thuộc trong ca dao Việt Nam. Đó là: Công cha so sánh với núi còn Nghĩa mẹ so sánh với biển. Điều đó có tác dụng nói lên công lao trời biển của cha mẹ. Ngoài ra, bài ca dao còn sử dụng cách nói đối xứng và các từ ngữ miêu tả bổ sung như: ngất trời, cao, rộng. Điều này khẳng định công lao của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không thể đong đếm được. Bài ca dao đã so sánh công cha nghĩa mẹ là những thứ trừu tượng với cảnh thiên nhiên to lớn hùng vĩ. Cụm từ “Cù lao chín chữ” nhấn mạnh công lao của cha mẹ; thể hiện công lao của cha mẹ không chỉ được gói gọn trong chín chữ mà còn mở rộng ra đến vô cùng. Vì vậy, con cái phải báo hiếu với cha mẹ, phải khắc ghi và đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Bài ca dao đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng những người đọc. Tôi rất thích bài ca dao này.

     

    a,

    Bình luận
  2. 1

    Bài ca dao trên gợi ra công lao to lớn của cha mẹ. Công lao ấy không thể đong đếm được hết. Cao như núi và như nước trong nguồn chảy ra. Từ đó nhắc nhở mỗi người con cần biết ơn và trân trọng công lao ấy. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập thật tốt để đền đáp công lao ấy.

    2.

    a, 

    – điệp từ : nhớ

    – Liệt kê : canh rau muống, cà rầm tương => những món ăn giản dị ở quê 

    b

     Bài ca dao là nỗi nhớ quê hương của người đi xa.  Nỗi nhớ biểu hiện qua những hình ảnh canh rau muống, nhớ cà dầm tương đó là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương. Tiếp đó là nỗi nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Vậy qua bài ca dao ta thấy nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa của người xa quê hương dành cho những gì mà mình yêu thương nhất ở quê hương.

    Bình luận

Viết một bình luận