11/Bộ phận nào của cơ quan sinh sản có chức năng tạo thành cây mới, duy trì và phát triển nòi giống?
A/Hoa. B/Quả. C/Hạt. D/Quả và hạt.
12/Chức năng nào sau đây là của quả?
A/Bảo vệ hạt. B/Góp phần phát tán hạt. C/Chế tạo chất hữu cơ. D/Cả a và b.
12/ Chức năng chủ yếu của hoa là gì?
A/Phát tán hạt phấn. B/Thụ phấn, thụ tinh để tạo quả và hạt.
C/Duy trì nòi giống. D/Bảo vệ bầu nhụy.
13/Những cây sống trong môi trường nước có đặc điểm cấu tạo là:
A/Lá lớn, tròn, thân nhỏ. B/Lá lớn, tròn hoặc dài, dẹp, thân xốp, nhẹ.
C/Lá lớn, dẹp, có rễ dài. D/Lá dày có lớp sáp bao phủ, thân xốp.
14/Các cây nào sau đây có rễ chống, giúp cây đứng vững và hô hấp?
A/Cây tràm. B/Cây phi lao. C/Cây đước. D/Cây bụt mọc.
II/Câu hỏi tự luận.
1/Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
2/Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
3/Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất.?
4/Cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì?
Cho một vài ví dụ?
I/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
11. C
12. D
Chức năng của quả là bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt.
12. B
Chức năng chủ yếu của hoa là thụ phấn, thụ tinh để tạo quả và hạt.
13. B
Ví dụ: lá cây sen, …
14. C
Cây đước có rễ chống.
II/ CÂU HỎI TỰ LUẬN:
1. Điều đó là đúng. Vì những hạt rơi chậm thường rất nhẹ nên bay trong không khí lâu hơn, được gió đưa đi xa hơn.
2. Thiết kế thí nghiệm:
– Lấy nhiều cốc nhựa đặt trong một không gian nhất định như vườn cây, cửa sổ, … (để đảm bảo chúng có điều kiện phát triển là giống nhau)
– Chọn các hạt giống có chất lượng khác nhau.
– Cho hạt giống của mỗi loại chất lượng vào các cốc nhựa. Theo dõi và quan sát sự phát triển của các loại hạt giống đó.
3. Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
– Khi một bộ phận bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác hoặc toàn bộ cây.
– Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan và sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan:
+ Lá có cấu tạo phù hợp với chức năng quang hợp.
+ Thân có cấu tạo phù hợp với chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cây.
+ Rễ có cấu tạo phù hợp với chức năng hút chất dinh dưỡng và muối khoáng.
4. Cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm sau:
– Thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước. Ví dụ: cây xương rồng…
– Cây thường có chiều cao trung bình hoặc thấp nhưng có rễ rất dài để tăng cường khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng. Ví dụ: cỏ ma…
– Cây sống trong đầm lầy thường có rễ chống để giúp cây đứng vững. Ví dụ: cây đước…