11) HH0801CSH. Thông tin nào đúng A. Tính chất của hỗn hợp có thể bị thay đổi khi thay đổi lượng các chất trong hỗn hợp B. Không thể làm thay đổi tính

By Everleigh

11) HH0801CSH. Thông tin nào đúng
A. Tính chất của hỗn hợp có thể bị thay đổi khi thay đổi lượng các chất trong hỗn hợp
B. Không thể làm thay đổi tính chất của hỗn hợp
C. Chỉ có thể làm thay đổi tính chất của hỗn hợp rắn
D. Chỉ có thể làm thay đổi tính chất của hỗn hợp lỏng
12) HH0801CSV. Để nhận ra khí cacbonđioxit, người ta thường dùng:
A. Nước B. Nước vôi trong C. Nước muối D. Rượu etylic
13) HH0801CSV. Người ta muốn lấy riêng:
– Muối ăn từ hỗn hợp nước muối.
– Rượu etylic từ hỗn hợp rượu etylic và nước.
– Dầu ăn từ hỗn hợp dầu ăn và nước
Các phương pháp thường dùng (xếp theo thứ tự) là:
A. Bay hơi- chiết- chưng cất B. Bay hơi- chiết- chiết
C. Chiết- chưng cất- bay hơi D. Bay hơi- chưng cất- chiết
14) HH0801CSV. Trong số các thông tin sau đây:
Xe đạp, cơ thể người, nhựa PVC, cao su, cốc thủy tinh, hộp bút, quả chanh, glucozơ, axit axetic, than chì.
Số thông tin nói về vật thể và chất lần lượt là:
A. 5 và 5 B. 4 và 6 C. 6 và 4 D. 7 và 3
15) HH0801CSV. Khí nitơ và khí oxi là 2 thành phần chính của không khí. Nitơ lỏng sôi ở
-196oC, oxi lỏng sôi ở -183oC. Vì vậy:
A. Không thể tách riêng 2 chất này
B. Có thể tách riêng bằng phương pháp lọc
C. Có thể tách riêng bằng phương pháp hóa lỏng không khí
D. Có thể tách riêng bằng cách dùng phễu chiết
16) HH0801CSV. Có 3 lọ mất nhãn đựng bột sắt, bột magie, bột lưu huỳnh. Có thể nhận ra chúng bằng cách:
A. Quan sát và dùng nam châm B. Quan sát và dùng nước
C. Dùng nước vôi trong D. Dùng quỳ tím
17) HH0802CSB. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Nguyên tố hóa học luôn tồn tại ở dạng hóa hợp
B. Nguyên tố hóa học luôn tồn tại ở dạng tự do
C. Nguyên tố hóa học có thể tồn tại ở dạng tự do, và phần lớn ở dạng hóa hợp
D. Nguyên tố hóa học có nhiều hơn số chất
18) HH0802CSB. Nguyên tử là:
A. Tập hợp những nguyên tử cùng loại
B. Hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện, không bị chia nhỏ hơn trong các phản ứng hóa học.
C. Tập hợp những nguyên tố hóa học
D. Hạt tạo nên nguyên tố hóa học
19) HH0802CSB. Số loại hạt cơ bản có trong hầu hết các nguyên tử là:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
20) HH0802CSB. Phân tử khối của 1 chất được tính bằng:
A. Tổng các nguyên tử khối B. Tổng số nguyên tử trong phân tử
C. Tích các nguyên tử khối D. Tổng số hạt tạo nên phân tử




Viết một bình luận