11. Vì sao ếch đồng, cá cóc Tam Đảo, ếch giun có hình dạng khác nhau nhưng người ta vẫn xếp chúng vào lớp lưỡng cư 12. So sánh đời sống và sinh sản củ

11. Vì sao ếch đồng, cá cóc Tam Đảo, ếch giun có hình dạng khác nhau nhưng người ta vẫn xếp chúng vào lớp lưỡng cư
12. So sánh đời sống và sinh sản của ếch đồng với thằn lằn bóng đuôi dài
13. Phân tích đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi hoàn toàn với đời sống ở trên cạn
14. So sánh bộ xương và các cơ quan dinh dưỡng của ếch đồng với thằn lằn
15. Thằn lằn có những đặc điểm cấu tạo trong nào để chúng có thể sống hoàn toàn trên cạn
16. Chứng minh đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.
17. So sánh sinh sản của thằn lăn và chim bồ câu. Từ đó rút ra nhận xét gì?
18. Phân tích đặc điểm cấu tạo của bộ xương chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
19. Hãy chứng minh cấu tạo hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh sản của chim bồ câu thích nghi đời sống bay lượn
20. Tại sao nói hệ hô hấp của chim bồ câu đạt hiệu quả cao nhất
21. So sánh cấu tạo cơ quan dinh dưỡng của chim bồ câu với thằn lằn

0 bình luận về “11. Vì sao ếch đồng, cá cóc Tam Đảo, ếch giun có hình dạng khác nhau nhưng người ta vẫn xếp chúng vào lớp lưỡng cư 12. So sánh đời sống và sinh sản củ”

  1. 11, 

    Vì chúngđều có những đặc điểm thích nghi sống ở dưới nước và là các động vật biến nhiệt

    13,

    Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

    • Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.
    • Cổ dài: tăng khả năng quan sát.
    • Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.
    • Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.
    • Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.
    • Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

    15, 

    Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

    • Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
    • Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.
    • Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.
    • Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.
    • Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.
    • Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được

    16, 

    • Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
    • Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
    • Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
    • Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
    • Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
    • Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
    • Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

     20, 

    – Phổi của chim có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí

    – Phổi của chim cấu tạo bởi hệ thống ống khí  nằm dọc trong phổi được bao quanh bởi hệ thống mao mạch máu dày đặc 

    – Khí hít vào thở ra không thay đổi thể tích , chỉ có túi khí thay đổi thể tích và trong phổi lúc nào cùng giàu khí oxi

    – Phổi của chim luôn có hiện tượng dòng chảy ngược song song và ngược chiều trong mao mạch

    – Không có khí cặn => chênh lệch oxi luôn cao 


     

    11-vi-sao-ech-dong-ca-coc-tam-dao-ech-giun-co-hinh-dang-khac-nhau-nhung-nguoi-ta-van-ep-chung-va

    Bình luận

Viết một bình luận