16 Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực A: thương mại. B: công nghiệp. C: tài chính ngân hàng. D: n

16
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực
A:
thương mại.
B:
công nghiệp.
C:
tài chính ngân hàng.
D:
nông nghiệp.
17
Khi Liên Xô tham chiến, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) thay đổi thành
A:
cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.
B:
cuộc đối đầu giữa chù nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
C:
cuộc chiến tranh giữa đế quốc, phát xít với lực lượng yêu chuộng hòa bình.
D:
cuộc đối đầu giữa các nước đế quốc và các nước phát xít.
18
Điểm chung về tình hình châu Âu và châu Á trong những năm 1929 – 1939 là
A:
chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế
B:
các nhà nước đều giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng.
C:
phong trào công nhân phát triển mạnh.
D:
nền kinh tế có chuyển biến lớn.
19
Tháng 9- 1931, Nhật bản đã tiến hành
A:
đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.
B:
xây dựng chính quyền bù nhìn ở Trung Quốc.
C:
xâm lược đất nước Trung Quốc rộng lớn.
D:
đánh chiếm vùng Tây Bắc Trung Quốc.
20
Sự kiện nào tạo nên bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?

A:
Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô.
B:
Nhật Bản bất ngờ tập kích hạm đội Mĩ ở Trân Châu cảng
C:
Đức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.
D:
Khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành

0 bình luận về “16 Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực A: thương mại. B: công nghiệp. C: tài chính ngân hàng. D: n”

  1. 16.C Tài chính ngân hàng ((Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sau đó lan ra các lĩnh vực công- nông nghiệp) (nội dung này có ở sgk lịch sử 8 trang 94)).

    17.C Cuộc chiến tranh giữa đế quốc, phát xít với lực lượng yêu chuộng hòa bình (ở giai đoạn (1939- 1941)  là chiến tranh phi nghĩa giữa các nước đế quốc, phát xít; đến giai đoạn (1941- 1945)- khi Liên Xô tham chiến, là chiến tranh chính nghĩa (chống phát xít của lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới). Bởi vì cuộc chiến tranh chống phát xít Đức của Liên Xô là chiến tranh bảo vệ tổ quốc).

    18.A Chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản (như Anh, Pháp, Đức ở châu Âu, và Nhật Bản ở châu Á) và gây ra những hậu quả nặng nề về chính trị, XH).

    19.A Đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc (nội dung này có ở sgk lịch sử 8 trang 97).

    20.A Chiến thắng Xta-lin-grát của Hồng quân Liên Xô ((Từ đây quân đồng minh chuyển sang thế phản công) (nội dung này có trong sgk lịch sử 8 trang 107)).

    Bình luận

Viết một bình luận