17.6 Khi cọ xát 1 chiếc đũa thủy tinh vào tấm lụa, đũa thủy tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện. Như vậy do cọ xát đũa thủy tinh nóng lên nên bị nhiễm

17.6 Khi cọ xát 1 chiếc đũa thủy tinh vào tấm lụa, đũa thủy tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện. Như vậy do cọ xát đũa thủy tinh nóng lên nên bị nhiễm diện. ói như vậy có đúng không? Tại sao?
17.7 Tại sao cách quạt điện tao ra gió mà vẫn bi bụi bám?
17.8 Có 2 mảnh giấy bìa giống nhau được treo lên hai sợi chỉ tơ bị nhiễm điện và 1 không nhiễm điện. Làm thế nào để nhận ra mảnh nào nhiễm điện nếu không được sử dụng một dụng cụ nào?
17.9 Vào những ngày hanh khô không lau rửa kính hoặc màn hình TV bằng khăn khô mà chỉ lấy chổi lông quét nhẹ. Tại sao?
17.10 Treo 2 quả cầu Bấc bằng các sợi tơ. Trong đó có một quả cầu nhiễm điện 1 không nhiệm điện. Hỏi khi đưa chúng lại gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra?

0 bình luận về “17.6 Khi cọ xát 1 chiếc đũa thủy tinh vào tấm lụa, đũa thủy tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện. Như vậy do cọ xát đũa thủy tinh nóng lên nên bị nhiễm”

  1. 1.

    Khi cọ xát 1 chiếc đũa thủy tinh vào tấm lụa, đũa thủy tinh nóng lên đồng thời nhiễm điện. Như vậy do cọ xát đũa thủy tinh nóng lên nên bị nhiễm điện. Nói như vậy là không đúng vì sự nóng lên và sự nhiễm điện là hai hiện tượng không liên quan gì đến nhau. Sự nhiễm điện của đũa thuỷ tinh do quá trình trao và nhận electron giữa lụa và đũa thuỷ tinh mà tạo thành còn hiện tượng đũa thủy tinh nóng lên là do quá trình thực hiện công giữa các đồ vật.

    2.

     Cánh quạt điện tạo ra gió mà vẫn bị bụi bám là do tĩnh điện. Khi cánh quạt quay thì cánh quạt luôn gây ra va chạm với các phân tử khí trong không khí dẫn đến hiện tượng tích điện, từ đó sinh ra tĩnh điện, tạo lực hút mà đặc biệt đối với những vật thể nhỏ và nhẹ bay trong không khí như bụi.

    3.

    Có 2 mảnh giấy bìa giống nhau được treo lên hai sợi chỉ tơ bị nhiễm điện và 1 không nhiễm điện.  Để nhận ra mảnh nào nhiễm điện nếu không được sử dụng một dụng cụ thì ta chỉ cần đưa ngón tay lại gần các mảnh giấy, nếu mảnh nào bị hút về phía tay chứng tỏ nó bị nhiễm điện.

    4.

    Vào những ngày hanh khô không lau rửa kính hoặc màn hình TV bằng khăn khô mà chỉ lấy chổi lông quét nhẹ vì khi lau kính, màn hình Tivi vào những ngày hanh khô, vô tình ta đã làm cho chúng bị nhiễm điện và chúng có thể hút bụi nhiều hơn.

    5.

    Treo 2 quả cầu Bấc bằng các sợi tơ. Trong đó có một quả cầu nhiễm điện 1 không nhiệm điện. Hỏi khi đưa chúng lại gần nhau thì có hiện tượng là khi hai quả cầu bấc treo gần nhau chúng hút nhau, khi đó các dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng.

    Bình luận
  2. Đáp án:

     17.6) Sự nóng lên và sự nhiễm điện là hai hiện tượng không liên quan gì với nhau. Sự nhiễm điện của đũa thuỷ tinh do quá trình trao và nhận electron giữa lụa và đũa thuỷ tinh.

    17.7)Vì khi cánh quạt điện quay, đầu quạt cọ xát vs không khí nhìu nhất nên bị nhiễm điện vì vậy nó hút những hạt bụi xung quanh

    17.8) Ta chỉ cần đưa ngón tay đến gần các mảnh giấy bìa, mảnh giấy nào bị hút về phía tay là mảnh giấy bị nhiễm điện và mảnh giấy còn lại không bị nhiễm điện.

    17.9)

    Bởi vì khi lau cửa kính hoặc màn hình tivi bằng khăn khô, ta sẽ vô tình làm cho các bề mặt này bị nhiễm điện. Sự nhiễm điện này làm cho bụi bị hút vào nhiều hơn. 

    17.10)

    Khi hai quả cầu bấc treo gần nhau chúng hút nhau, khi đó các dây treo lệch khỏi vị trí cân bằng.

    Bình luận

Viết một bình luận