18: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân
Pháp có dã tâm gì?
A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 19: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính
sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
A. Vơ vét tiền của nhân dân
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 20: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành
Hà Nội ?
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết
D. Phan Thanh Giản
Câu 21: Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
A. Khởi nghĩa Ba Đình
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
C. Khởi nghĩa Hương Khê
D. Khởi nghĩa Yên Thế.
Câu 22: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân
Pháp đã làm gì?
A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 23: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ
năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy Tân.
Câu 24: Thực dân Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam khi nào?
A. Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai.
B. Sau khi hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết.
C. Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế.
D. Sau khi đánh chiếm Đà Nẵng
18. A
19. B
20. A
21. C
22. B
23. C
24. B
18.A Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam.
19.B Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
20.A Hoàng Diệu.
21.C Khởi nghĩa Hương Khê.
22.B Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
23.C Phong trào Cần vương.
24.B Sau khi hiệp ước Hác-măng và hiệp ước Pa-tơ-nốt được kí kết.