19. Hãy trình bày và cho ví dụ đối với các nhóm, phân nhóm, chu kỳ cụ thể:
− Quy luật biến thiên về tính oxi hóa – khử trong bảng HTTH.
− Quy luật biến thiên về tính kim loại – phi kim của các nguyên tố trong bảng HTTH.
− Độ âm điện của một nguyên tố là gì? Quy luật biến thiên độ âm điện của các nguyên tố trong HTTH.
− Quy luật biến thiên bán kính nguyên tử trong bảng HTTH.
− Năng lượng ion hóa thứ nhất là gì? Quy luật biến thiên trong bảng HTTH.
19.
Khi đi theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần:
– Tính oxi hoá-khử: trong chu kì, tính oxi hoá tăng dần, tính khử giảm dần; trong nhóm, tính khử tăng dần, tính oxi hoá giảm dần.
VD:
+ Phân nhóm IA: đầu nhóm là kim loại Li, cuối nhóm là kim loại Cs, không kể Fr là nguyên tố phóng xạ. Cs có tính kim loại mạnh hơn Li, tức là tính khử mạnh hơn.
+ Chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na (tính khử mạnh), cuối chu kì là phi kim halogen Cl (tính oxi hoá mạnh).
– Tính kim loại-phi kim: trong chu kì, tính phi kim tăng dần, tính kim loại giảm dần; trong nhóm, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
VD:
+ Phân nhóm IA: đầu nhóm là kim loại Li (kim loại kiềm mạnh), cuối nhóm là kim loại Cs (kim loại kiềm rất mạnh).
+ Chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na (kim loại mạnh), cuối chu kì là phi kim halogen Cl (phi kim mạnh).
– Độ âm điện là khả năng hút e của một nguyên tố khi tạo liên kết hoá học.
=> Độ âm điện càng lớn, tính oxi hoá càng lớn. Trong chu kì, độ âm điện tăng dần, trong nhóm, độ âm điện giảm dần.
VD:
+ Phân nhóm IA: đầu nhóm là kim loại Li (kim loại kiềm mạnh), cuối nhóm là kim loại Cs (kim loại kiềm rất mạnh, dẫn đến tính khử rất mạnh), không kể Fr là nguyên tố phóng xạ => Cs có độ âm điện nhỏ hơn Li.
+ Chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na (tính khử mạnh => độ âm điện nhỏ), cuối chu kì là phi kim halogen Cl (tính oxi hoá mạnh => độ âm điện lớn).
– Bán kính nguyên tử: trong chu kì, bán kính nguyên tử giảm dần, trong nhóm, bán kính nguyên tử tăng dần.
VD:
+ Phân nhóm IA: đầu nhóm là kim loại Li (kim loại kiềm mạnh), cuối nhóm là kim loại Cs (kim loại kiềm rất mạnh, dẫn đến tính khử rất mạnh), không kể Fr là nguyên tố phóng xạ. Cs chu kì lớn hơn Li nên số lớp e nhiều hơn => bán kính nguyên tử lớn hơn.
+ Chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na cuối chu kì là phi kim halogen Cl. Điện tích hạt nhân Cl lớn hơn Na nên hạt nhân hút e về phía mình chặt hơn => bán kính nguyên tử Cl nhỏ hơn Na.
– Năng lượng ion hoá thứ nhất là năng lượng cần thiết để tách 1e của nguyên tử để tạo ion 1+. Trong chu kì, năng lượng ion hoá thứ nhất tăng dần. Trong nhóm, năng lượng ion hoá giảm dần.
VD:
+ Phân nhóm IA: đầu nhóm là kim loại Li (kim loại kiềm mạnh), cuối nhóm là kim loại Cs rất mạnh. E ngoài cùng của Cs xa hạt nhân hơn nên bị hút yếu hơn, tức là năng lương ion hoá thấp hơn.
+ Chu kì 3: đầu chu kì là kim loại kiềm Na (tính khử mạnh), cuối chu kì là phi kim halogen Cl (tính oxi hoá mạnh). E ngoài cùng của Cl bị hút chặt hơn Na vì Z+ lớn hơn, dẫn đến năng lượng ion hoá lớn hơn.