2.1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Hãy tìm và chỉ ra các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
3. Hãy trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
4. Qua cái chết của Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình?
5. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
2.2. Văn bản “Sông nước Cà Mau”.
1. Văn bản “Sông nước Cà Mau” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Vị trí người miêu tả trong “Sông nước Cà Mau” có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?
3. Qua đoạn văn nói về cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau trong “Sông nước Cà Mau”, em có nhận xét gì về các địa danh ấy?
4. Những chi tiết, hình ảnh nào về chợ Năm Căn trong “Sông nước Cà Mau” thể hiện được sự tấp nập, đông vui, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau?
5. Qua bài văn “Sông nước Cà Mau” , em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của tổ quốc?
2.3. Văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
1. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
2. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
3. Em có cảm nghĩ gì về nhân vật cô em gái trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”?
4. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” được kể theo lời của nhân vật nào? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
5. Em rút ra được bài học gì từ văn bản “Bức tranh của em gái tôi”?
2.4. Văn bản “Vượt thác”.
1. Văn bản “Vượt thác” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Cảnh con thuyền vượt thác trong bài “Vượt thác” được miêu tả như thế nào?
3. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản “Vượt thác”.
4. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Vượt thác”.
5. Qua văn bản “Vượt thác”, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài?
2.5. Văn bản “Buổi học cuối cùng”.
1. Truyện “Buổi học cuối cùng” được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy?
2. Em hiểu như thế nào về nhan đề văn bản “Buổi học cuối cùng”?
3. Trong văn bản “Buổi học cuối cùng”, buổi học cuối cùng đã khiến cho Phrăng thay đổi như thế nào?
4. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng” đã được miêu tả như thế nào? Nhân vật thầy Ha-men gợi ra cho em cảm nghĩ gì?
5. Hãy trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chú bé Phrăng trong “Buổi học cuối cùng”.
2.6. Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”.
1. Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Qua cảm nghĩ của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc họa sâu đậm như thế nào trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”?
3. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” thể hiện điều gì ở Bác Hồ?
4. Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
5. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ.
2.7. Văn bản “Lượm”.
1. Bài thơ “Lượm” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?
2. Bài thơ “Lượm” kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai?
3. Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm như thế nào trong bài thơ “Lượm”? Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của Lượm.
4. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Lượm”.
5. Hình ảnh Lượm trong bài thơ “Lượm” gợi cho em cảm xúc gì?
2.1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.1. phương thức biểu đạt: tự sự2. các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Dế Mèn:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
+ Càng: Mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
+ Đầu: tò, nổi từng tảng rất bướng…
+ Răng: đen nhánh
+ Râu: dài, cong.
– Những chi tiết miêu tả hành động:
+ Đạp phanh phách
+ Vũ lên phành phạch
+ Nhai ngoàm ngoạm
+ Trịnh trọng vuốt râu
+ Đi đứng oai vệ…rún rẩy (khoeo), rung…(râu)
+ Cà khịa (với hàng xóm)
+ Quát nạt (cào cào)
+ Đá ghẹo (gọng vó)
3.
-nội dung:
bài văn miêu tả dế mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chị Cốc đã gây ra cái chết thảm thương cho dế choắt, Dế mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
-nghệ thuật:
+kể chuyện kết hợp với miêu tả
+xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ
+sử dụng hiệu quả các phép tu từ
+lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc
4. Qua cái chết của Dế Choắt trong “Bài học đường đời đầu tiên”, Dế Mèn đã rút ra bài học:
-ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà ko biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy
5. Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”, em rút ra được bài học cho bản thân:
-tính kiêu căng, ích kỉ có thể gây hại cho chính mình và người khác
-tình nhân ái, vị tha
-tinh thần đoàn kết, yêu thương mọi người
2.2. Văn bản “Sông nước Cà Mau”.
1. phương thức biểu đạt: miêu tả
2. Vị trí người miêu tả trong “Sông nước Cà Mau” có thuận lợi trong việc quan sát và miêu tả:
-thích hợp để miêu tả cảnh trước mắt khi đi thuyền từ vùng này đến vùng khác, từ xa đến gần
3.
– các địa danh ấy rất nôm na giản dị, nó theo đặc điểm riêng biệt mà tạo thành tên riêng
4.
– Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự trù phú của chợ vùng Cà Mau: bến vận hàng nhộn nhịp, những lò than hầm gỗ đước, những ngôi nhà bè, có thể gọi một món xào, món nấu Trung Quốc, đĩa thịt rừng nướng ướp, cây chim cuộn chỉ, bộ quần áo, món nữa trang đắt giá,…
– Những chi tiết hình ảnh thể hiện sự độc đáo của chợ vùng Cà Mau: những người bán hàng đến từ nhiều nơi, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ.
5.
những nét rất riêng của cực Nam Tổ quốc về tự nhiên, về con người. Nó khiến người đọc tự hào về tổ quốc đồng khởi dậy khao khát 1 lần được tới thăm vùng đất này.
2.3. Văn bản “Bức tranh của em gái tôi”.
1.
Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm là:
– Tập trung thể hiện tài năng của Kiều Phương
– Tập trung thể hiện lòng nhân hậu của Kiều Phương
– Tập trung thể hiện tình cảm của Kiều Phương đối với anh trai
– Tạo sự bất ngờ cho người đọc
– Tạo sự bất ngờ cho nhân vật người anh trai
– Làm cho câu chuyện kết thúc có hậu
2.
-nội dung: qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội họa, truyện bức tranh của em gái tôi cho thấy: tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu của người em đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình
-nghệ thuật:
+kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện
+miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật
3.
+là 1 cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
+luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
+là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng
4.
–được kể theo lời của nhân vật: người anh
-Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng: tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình
5. Em rút ra được bài học từ văn bản “Bức tranh của em gái tôi”:
+ko nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác
+mỗi người phải vượt qua mặc cảm, tự ti cá nhân để hoàn thiện bản thân
+nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua những hạn chế cá nhân
2.4. Văn bản “Vượt thác”.
1. phương thức biểu đạt: miêu tả
2.
Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả sinh động hấp dẫn.
+ Thiên nhiên dữ dội, hiểm trở (nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng).
+ Con người chuẩn bị sẵn sàng vượt thác
3.
-trước khi vượt thác:
+dòng sông: hiền hòa, êm đềm, thơ mộng
+sắp đến chân thác: cảnh sác thay đổi, núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt
-khi vượt thác:
+nước: chảy đứt đuôi rắn
+thuyền vùng vằng chực trụt xuống quay đầu
-sau khi vượt thác
+khung cảnh thiên nhiên êm đềm, bằng phẳng của đồng ruộng
⇒thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, bí ẩn, hoang sơ và hiểm trở
4.
nội dung:
-bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ
-nghệ thuật:
+phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người
+sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả
+ lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc
+sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng
5.
–Con người nơi đây quả cảm, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, nguy hiểm của thiên nhiên, đó là sức mạnh của con người lao động
2.5. Văn bản “Buổi học cuối cùng”.
1.Truyện “Buổi học cuối cùng” được kể theo lời của nhân vật phrăng
-thuộc ngôi thứ nhất
2.
– Tên truyện “Buổi học cuối cùng” gợi nên sự nuối tiếc, xót xa đây là buổi học tiếng Pháp – tiếng dân tộc cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp.
3.
– Phrăng đã nghe và hiểu được những lời nhắc nhở tha thiết nhất cùa thầy Ha-men và qua tất cả mọi việc đã diễn ra trong buổi học ấy, nhận thức và tâm trạng của cậu đã có những biến đổi sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn được học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
4.
+ Trang phục: áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu.
+ Thái độ đối với HS: thật dịu dàng, kiên nhẫn.
+ Lời nói tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới.
+ Hành động, cử chỉ: quay về phía bảng, dằn mạnh viên phấn, viết thật to: “Nước Pháp muôn năm”.
5.
+ là một chú bé vô tư hồn nhiên, mải chơi
+là một người có lòng yêu nước tha thiết
2.6. Văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”.
1. phương thức biểu đạt:tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
2.
là lòng kính yêu, biết ơn và cảm giác ấm áp, hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, săn sóc của Bác. Đó là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị. Từ đó khắc họa hình ảnh Bác Hồ lớn lao, cao cả vào sâu trong lòng mọi người.
3.
thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của bác với bộ đội và nhân dân
4.
-nội dung:
thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ với Bác
-nghệ thuật:
+sử dụng thể thơ 5 chữ kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm
+sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành
+sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu
5.
+tình cảm yêu quý, sự quan tâm của Bác dành cho các chiến sĩ
+Bác như người cha ân cần, lo lắng cho đàn con. đó là tình yêu thương giản dị,sâu sắc đến độ quên mình
2.7. Văn bản “Lượm”.
1. năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp
2.
– Bài thơ kể và tả về chú bé Lượm qua cuộc gặp gỡ tình cờ với tác giả trong những ngày Huế đổ máu và qua chuyến liên lạc cuối cùng của chú. Được kể bằng lời nhân vật người chú.
3.
– Chuyến đi liên lạc cuối cùng khẩn cấp, khó khăn, gian khổ, đầy nguy hiểm
– Sự hi sinh thiêng liên cao cả như một thiên thần : nằm trên lúa, hồn bay…
4.
-nội dung:
bài thơ khắc họa hình ảnh lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi với quê hương, đất nước, trong lòng mọi người
-nghệ thuật:
+sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian phù hợp với lối kể chuyện
+sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu
+kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm
+kết cấu đầu cuối tương ứng
5.
-Hình ảnh Lượm gợi sự khâm phục, xót thương trong lòng người đọc
1.PTBĐ: tự sự, miêu tả
2.
Những chi tiết miêu tả ngoại hình:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
+ Càng: Mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
+ Đầu: tò, nổi từng tảng rất bướng…
+ Răng: đen nhánh
+ Râu: dài, cong.
– Những chi tiết miêu tả hành động:
+ Đạp phanh phách
+ Vũ lên phành phạch
+ Nhai ngoàm ngoạm
+ Trịnh trọng vuốt râu
+ Đi đứng oai vệ…rún rẩy (khoeo), rung…(râu)
+ Cà khịa (với hàng xóm)
+ Quát nạt (cào cào)
+ Đá ghẹo (gọng vó)
3.
+ Nội dung : Bài văn miêu tả Dế mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết kiểu căng, xốc nổi . Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và rút ra bài học đường đời đầu tiên
+ Nghệ thuật : Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rẩ sinh động , cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên , hấp dẫn , ngôn ngữ chính xác , giàu tính tạo hình .
4.Qua cái chết của dế Choắt, Dế Mèn đã rút ra được một bài học ý nghĩa. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.