2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”. 1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Hãy nêu cách các thầ

By Serenity

2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”.
1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và cách phán về voi trong truyện “Thầy bói xem voi”?
3. Trong truyện “Thầy bói xem voi”, thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào?
4. Truyện “Thầy bói xem voi” cho ta bài học gì trong cuộc sống?
5. Từ truyện “Thầy bói xem voi”, em hãy chỉ ra những hậu quả của cách đánh giá “Thầy bói xem voi” trong cuộc sống.
2.7. Văn bản “Treo biển”.
1. Văn bản “Treo biển” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy?
2. Nội dung tấm biển trong truyện “Treo biển” có mấy yếu tố? Nêu vai trò của từng yếu tố?
3. Trong truyện “Treo biển”, có những ai đã góp ý về cái biển của cửa hàng bán cá? Những góp ý của người khác đã khiến nhà hàng có hành động gì?
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Treo biển”?
5. Qua văn bản “Treo biển” em rút ra được bài học nào

0 bình luận về “2.6. Văn bản “Thầy bói xem voi”. 1. Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện dân gian nào và được kể theo ngôi thứ mấy? 2. Hãy nêu cách các thầ”

  1. 2.6

    1. kể theo ngôi thứ 3

    2. xem voi bằng tay, mỗi thầy chỉ sờ 1 bộ phận

    thầy sờ vòi: sun sun như con đỉa

    thầy sờ ngà: chằn chẵn như cái đòn càn

    thầy sờ tai: bè bè như cái quạt thóc

    thầy sờ chân: sừng sững như cột đình

    thầy sờ đuôi: tun tủn như chổi sể cùn

    3. các thầy vội vàng, phi diện, chủ quan chỉ biết một bộ phận mà đã đánh giá toàn bộ con voi:

    tưởng, đâu có, ai bảo, không đúng, không phải.

    4. chúng ta ko nên chủ quan, vội vàng, phi diện, mới nhìn về một phía mà đã kết luận tất cả.

    5. nếu ta cứ nhìn nhận sự đời theo cách mà các thầy bói nhìn nhận thì sẽ dẫn đến nhiều hiểu nhầm trong cuộc sống.

    2.7

    1. kể theo ngôi thứ 3

    2. có 4 yếu tố:

    ” ở đây ” thông báo địa điểm của cửa hàng

    ” có bán ” hoạt động của cửa hàng

    ” cá ” thông báo loại mặt hàng

    ” tươi ” thông báo chất lượng mặt hàng

    3.  những người góp ý về cía biển:

    người qua đường xem, khách đến mua, khách đến mua, láng giềng.

    sau khi nghe góp ý nhà hàng đã bỏ từng thông tin trên biển đi và cuối cùng là cất luôn cả cái biển.

    4. ý nghĩa:

    là truyện hài hước, tạo tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, ko suy xét kĩ khi nghe người khác góp ý

    5. bài học:

    khi người khác góp ý  kiến ko nên vội vàng hành động theo ngay khi chưa suy xét kĩ. làm việc gì cũng phải có chính kiến, biết tiếp thu, chọn lọc ý kiến của người khác.

    nhớ cho mk 5*+ctlhn+cảm ơn nha

    Trả lời
  2. 2.6. 
    1.
    Văn bản “Thầy bói xem voi” thuộc loại truyện ngụ ngôn và được kể theo ngôi thứ ba.

    2.

    Cách xem voi: 

    – Dùng tay để sờ, mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận của con voi.

    – Sờ được bộ phận nào thì phán hình thù con voi như thế, tưởng nó là toàn bộ con voi.

    Cách phán về voi: 

    – Dùng hình thức ví von và từ láy đặc tả để làm cho câu chuyện thêm sinh động và tô đậm cái sai lầm về cách xem voi, phán về voi của các thầy.

    3. 

    Thái độ: 

    – Cả năm thầy phán sai về voi những ai cũng khẳng định chỉ có mình là đúng và phủ nhận ý kiến của người khác. Đó là thái độ chủ quan, sai lầm.

    – Cái sai nọ dẫn đến cái sai kia. Cả năm thầy không ai chịu ai thành ra xô xát, đánh nhau. Tác giả dân gian đã dùng biện pháp phóng đại để tô đậm cái sai lầm của năm ông thầy bói.

    4. 

    Bài học: 

    – Muốn kết luận đúng về các sự vật, phải xem xét chúng một cách toàn diện.

    – Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phù hợp với mục đích xem xét.

    5. 

    Hậu quả: tranh cãi, đánh nhau.

    2.7.

    1. 

    Văn bản “Treo biển” thuộc thể loại truyện cười và được kể theo ngôi thứ ba.

    2. 
    Nội dung tấm biển có bốn yếu tố: 

    – Ở đây: chỉ địa điểm.

    – Có bán: chỉ hoạt động của cửa hàng.

    – Cá: chỉ mặt hàng.

    – Tươi: chỉ chất lượng mặt hàng

    3. 

    Trong truyện “Treo biển”, có bốn vị khách góp ý về tấm biển: người qua đường, người khách, người khách, người láng giềng. Những góp ý của người khác đã khiến nhà hàng không cần suy nghĩ, nghe nói, bỏ ngay.

    4. 

    Ý nghĩa: 

    – Hài hước, tạo nên tiếng cười vui vẻ.

    – Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những yếu kiến khác.

    5. 

    Bài học: 

    – Phải có chính kiến riêng của mình khi làm việc.

    – Cách dùng từ: dùng từ đúng, đủ và chính xác.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

    Nhớ vote mình 5 ⭐️ nhé!!!????????????

    Nếu được thì cho mình xin ctlhn được hơm vậy, Iu bạn nhiều!!!????????????

    CẢM ƠN BẠN ☘️☘️☘️

     

    Trả lời

Viết một bình luận