2/ Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi”. a/ Xác định nội dung được thể hiện trong đoạn văn trên? b/ Câu văn “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lai vàng giòn hơn nữa.” có phải câu trần thuật đơn không? Vì sao? c/ Dấu phẩy trong câu “Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.” có công dụng gì? d/ Các từ “xanh mượt, lam biếc, đặm đà, giòn” thuộc từ loại nào? Vì sao em biết?
Bài tập 2:
a. Nội dung: vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, tươi đẹp của đảo Cô Tô sau bão
b. Câu này không phải câu trần thuật đơn vì có nhiều hơn 1 cụm chủ – vị. Cụ thể:
Cây trên núi đảo/ lại thêm xanh mượt,
C1 V1
nước biển/ lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi
C2 V2
(và) cát/ lại vàng giòn hơn nữa
C3 V3
c. Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các bộ phận cùng làm vị ngữ trong câu
d. Các từ trên thuộc từ loại tính từ vì các từ trên chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật. Cụ thể:
– Từ “xanh mượt” chỉ trạng thái, đặc điểm của cây trên núi đảo
– Từ “lam biếc”, “đặm đà” chỉ trạng thái, đặc điểm của nước biển
– Từ “giòn” chỉ trạng thái, đặc điểm của cát
a) Nd đoạn văn trên miêu tả toàn cảnh Cô Tô sau trận bão.
b) Câu đó ko phải câu trần thuật đơn vì câu đó có 3 cụm C- V.
c) Dấu phẩy trong câu đó có tác dụng ngăn cách trạng ngữ vs chủ ngữ và vị ngữ.
d) Các từ đó thuộc từ loại : Tính từ vì chúng đều mang ý nghĩa chỉ đặc điểm, tính chất.