2.Bài tập 2: Đọc hiểu văn bản và trả lời câu hỏi sau:
“…Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà đôi co với ai. Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói, bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai.
Người ta bảo:“Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được.” (Trích “Bà nội” – Duy Khánh)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
b.Tìm từ ngữ chỉ đức tính nhân hậu của người mẹ?
c. Tại sao người cháu lại nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?”
d. Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.”
BT 2 :
a, ptbđ chính là : tự sự ( kết hợp với ptbđ biểu cảm).
b, Những từ ngữ chỉ đức tính nhân hậu của người bà : hiền như đất, hiền như chiếc bóng.
c, Người cháu nói “bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được?” vì bà là người rất dịu dàng, ôn hoà nên bà luôn căn dặn, dạy dỗ cháu rất chuẩn mực, nhẹ nhàng nên các cháu không thể cãi lại hay không nghe lời bà nói.
d, Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.
`=>` Sử dụng phép tu từ so sánh ngang bằng : lấy hình ảnh “chiếc bóng” để so sánh với đức tính hiền hậu của người bà.
`=>` Tác dụng : Làm cho đoạn văn tăng sức gợi cảm. Đồng thời, phép tu từ còn giúp người đọc cảm nhận rõ được tính cách hiền hậu của người bà. Hình ảnh người bà đã hiện ra với tính cách phúc hậu, dịu dàng và ấm áp.
a) PTBĐC: tự sự
b) từ ngữ: hiền như đất, rủ rỉ khuyên,…
c) NGười ta nói vậy ngụ ý là bà hiền lành avf nhân hậu vậy thì ai cũng mến bà cả, Không ai hư cả!
d) BPTT: so sánh
Tác dụng: giúp so sánh và nêu lên đức tình nhân hậu, hiền từ của bà!
@LION GIRL!
group: Olympia
Chcus hok tốt ạ!