2 bài thơ Sông núi nước nam và Phò giá về kinh đã bồi đắp tình cảm nào trong em ? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 20 dòng
GIÚP MK VỚI SẮP NỘP
2 bài thơ Sông núi nước nam và Phò giá về kinh đã bồi đắp tình cảm nào trong em ? Hãy trình bày bằng một đoạn văn khoảng 20 dòng
GIÚP MK VỚI SẮP NỘP
Nam quốc sơn hà” được coi là “bài thơ thần” – bởi những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật.
Theo nghiên cứu hiện nay có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến truyền thuyết: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát (hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt) có giọng ngâm bài thơ này.
Hai câu thơ đầu là lời khẳng định chủ quyền quốc gia, lãnh thổ:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
Quan niệm của người xưa cho rằng vua là “thiên tử” (con trời). Mọi vật thuộc về quốc gia như đất đai, nhà cửa, của cải… tất thảy đều thuộc về vua. Người có quyền quyết định sinh tử của con người cũng chính là vua. Vì vậy lời khẳng định: Sông núi nước Nam do vua Nam ở là hoàn toàn có cơ sở. Nhưng đặc biệt nhất là cụm từ “Nam đế cư” – hoàng đế nước Nam. Đây vốn là từ dùng để chỉ người đứng đầu của một nước lớn. Việc sử dụng từ trên cho thấy niềm tự tôn dân tộc – Nước Nam cũng là một nước lớn – độc lập về chủ quyền và lãnh thổ. Nếu như thay bằng cụm từ “Nam nhân cư” – người Nam ở sẽ làm mất đi ý nghĩa về lòng tự tôn dân tộc. Không chỉ vậy, người viết còn đưa ra một chân lý không ai có thể chối cãi: “Vành vạch sách trời chia xứ sở”. Chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta đã được ghi rõ ở “thiên thư” – sách trời. Nó vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị pháp lý. Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được như trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi từng viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ, Triệu, Đinh, Lý, Trần, bao đời gây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên hùng cứ một phương…”
Hai câu thơ cuối, người viết đã nêu cao quyết tâm bảo vệ chủ quyền của lãnh thổ quốc gia:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Câu hỏi tu từ đưa ra như một lời chất vấn: “Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?” nhằm khẳng định lại một lần nữa chủ quyền quốc gia dân tộc. Cũng như lời cảnh báo rằng những kẻ đi xâm lược đất nước của dân tộc khác đều là đang làm trái với ý trời. Để rồi cuối cùng chúng sẽ phải chịu một kết cục hết sức bi thảm. Kẻ đi cướp nước cuối cùng rồi cũng sẽ bị “đánh cho tơi bời”. Chiến thắng luôn thuộc về phe chính nghĩa. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn hàm súc, giọng thơ đanh thép, hình ảnh mang tính biểu tượng cao, “Sông núi nước Nam” đã thể hiện được ý nghĩa nội dung vô cùng sâu sắc.