2. Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để đánh con chó nhà hàng xóm, ông giáo nghĩ: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng sau đó ô

2. Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để đánh con chó nhà hàng xóm, ông giáo nghĩ: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng sau đó ông lại nghĩ: “Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Em hiểu “cái đáng buồn” đó là gì? Hãy viết một đoạn văn sử dụng câu hỏi tu từ.

0 bình luận về “2. Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để đánh con chó nhà hàng xóm, ông giáo nghĩ: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng sau đó ô”

  1.     Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để đánh con chó nhà hàng xóm, ông giáo nghĩ: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng sau đó ông lại nghĩ: “Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. “Cái đáng buồn ở đây được hiểu theo nhiều nghĩa tùy theo hoàn cảnh.  “Cái đáng buồn” trong lần đầu đó là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông Giáo trước nhân cách của lão Hạc, ông nghĩ rằng lão Hạc đã bị tha hóa nhân cách giống như Binh Tư, cái nghèo có thể đổi trắng thay đen nên ông Giáo thấy cuộc sống này ngày càng trở nên đáng buồn. Về sau ông Giáo đã có thể khẳng định nhân cách của bạn thân mình nhưng ông Giáo lại thấy cuộc đời này vẫn đáng buồn, không theo nghĩa này thì theo nghĩa khác. Đó là cái đnags buồn của cuộc sống, tuy rằng nhân cách khôgn bị tha hóa nhưng cuộc đời vẫn dồn con người vào bước đường cùng. Điều đó thể hiện nỗi xót xa của ông giáo với số phận, cuộc đời tăm tối, bế tắc của lão Hạc nói riêng và của người nông dân nghèo trong xã hội cũ nói chung.

    Bình luận
  2.                                  Bài làm

               Nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó để đánh con chó nhà hàng xóm, ông giáo nghĩ: “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng sau đó ông lại nghĩ: “Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.  “Cái đáng buồn” đó là sự ngỡ ngàng thất vọng của ông Giáo trước nhân cách của lão Hạc, nỗi thất vọng với cuộc đời, đối với số phận của những người nghèo khó : vì miếng ăn, vì lợi ích của mình có thể bán rẻ lương tâm để chạy theo đồng tiền, cái nghèo có thể đổi trắng thay đen. Một con người lương thiện đến thánh thiện, một con người đặt lòng tự trọng của mình lên cao thế mà còn làm vậy thì tất cả những người trên đời này có ai tốt nữa ? “Cuộc đời chưa hẳn là đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đó chính là sự khẳng định niềm vui của lão trước niềm tin về nhân cách cao đẹp của lão Hạc. ” Nhưng đáng buồn theo nghĩa khác ” là vì lão buồn cho số phận người bạn thân của mình, cho cái cuộc đời lúc bấy giờ đã mất đi một con người có nhân cách cao đẹp.

    Bình luận

Viết một bình luận