2. Trình bày quá trình Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn, trịnh, nhà Lê và đánh tan quân xâm lược xiêm, thành. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa

2. Trình bày quá trình Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn, trịnh, nhà Lê và đánh tan quân xâm lược xiêm, thành. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Kẻ bảng đầy đủ nhé ko thiếu nội dung gì

0 bình luận về “2. Trình bày quá trình Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn, trịnh, nhà Lê và đánh tan quân xâm lược xiêm, thành. Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa”

  1. * Lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

    – Biết quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh ở Đàng Ngoài phái quân vào chiếm kinh thành Phú Xuân (Huế). Chúa Nguyễn chống lại không nổi, vượt biển vào Gia Định.

    – Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.

    – Nhận thấy thế lực quân Trịnh còn mạnh, Nguyễn Nhạc đã tạm thời hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh quân Nguyễn trước.

    * Lật đổ chính quyền họ Trịnh:

    – Tháng 6-1786, quân Tây Sơn nhanh chóng tiêu diệt quân Trịnh ở thành Phú Xuân. Thừa thắng, Nguyễn Huệ đưa quân ra Nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

    – Ngày 21-7-1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt và nộp cho quân Tây Sơn. Chính quyền chúa Trịnh tồn tại hơn 200 đến đây sụp đổ.

    – Nguyễn Huệ vào Thăng Long, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

    * Lật đổ chính quyền họ Lê :

    – Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ.

    – Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại trở nên rối loạn, vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp dẹp loạn.

    – Sau khi giúp vua Lê đánh tan các tàn dư của họ Trịnh, Nguyễn Hữu Chỉnh lại lộng quyền. Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, Nhậm lại kiêu căng và có mưu đồ riêng.

    – Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến công ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thống đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ cùng các sĩ phu đã dốc sức xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.

    Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

    – Nguyên nhân thắng lợi:

    + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

    + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.

    – Ý nghĩa lịch sử:

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

    + Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

    Bình luận

Viết một bình luận