2/ Trong những chất sau CuSO4, KClO3, CaCO3, KMnO4, K2SO4, H2O chất nào được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ? Viết PTHH và nêu điều kiện phản ứng ? Tất cả các phản ứng điều chế oxi có thể gọi là phản ứng phân hủy được không ? Giải thích.
3/ Nhận biết các khí sau đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt bằng phương pháp hóa học :
a) oxi và nitơ
b) oxi và khí cacbonic
4/ Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế khí oxi bằng cách đốt nóng kali clorat KClO3, sau phản ứng thu được chất rắn kali clorua KCl và khí oxi.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Muốn điều chế được 6,72 lít khí oxi (đktc) thì cần dùng bao nhiêu gam KClO3?
c) Nếu có 1,5 mol KClO3 tham gia phản ứng thì sẽ thu được bao nhiêu gam KCl và thể tích oxi (đktc) là bao nhiêu lít ?
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
2/
a) Những chất được dùng để điều chế oxi:
2KClO3 —to–> MnO22KCl+3O2↑
2KMnO4—to–>K2MnO4+O2↑+MnO2
2H2O –đp–>2H2↑+O2↑
b) Tất cả các phản ứng điều chế oxi đều là phản ứng phân huỷ vì từ một chất sinh ra nhiều chất mới (trừ cách điều chế oxi từ không khí).
3/
a)Cho que đóm vào 2 khí thấy
Khí nào làm cho que đóm bùng cháy là oxi
Khí nào không duy trì sự cháy là nitơ
b) Dẫn 2 khí qua dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 dư, khí nào làm đục nước vôi trong đó là khí cacbonic, còn lại là oxi
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
4/
a) PTHH: 2KClO3 —to–> 2KCl + 3O2
1,5mol _______1,5mol__ 2,25mol
b) nO2=0,3 mol => nKClO3= 0,2 mol=> mKClO3= 24,5 (g)
c) mKCl= 111,75g
VO2= 50,4 (l)