21
Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào giành được độc lập năm 1945?
A.
Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở In-đô-nê-xi-a.
B.
Nhân dân các nước đấu tranh vũ trang giành độc lập.
C.
Thực dân Pháp bị phát xít Nhật đảo chính, mất quyền thống trị ở Đông Dương.
D.
Phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều kiện.
22
Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học, kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A.
Phát minh hóa học.
B.
“Cách mạng xanh”.
C.
Phát minh sinh học.
D.
Tạo ra công cụ lao động mới
23
Điểm giống nhau giữa “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” (1961-1965)và “Chiến lược chiến tranh cục bộ”(1965-1968) của Mỹ ở Việt Nam là
A.
Thực hiện các cuộc hành quân và “tìm diệt” và “bình định”.
B.
Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
C.
Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
D.
Sử dụng quân đội Mĩ là chủ yếu.
24
Chiến thắng nào của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”?
A.
Chiến thắng Ấp Bắc.
B.
Chiến thắng Ba Gia.
C.
Chiến thắng Vạn Tường.
D.
Chiến thắng Bình Giã.
25
Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) ?
A.
Buộc Mĩ phải rút hết quân đội về nước.
B.
Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
C.
Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D.
Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
26
Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi vì sao?
A.
17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
B.
Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
C.
Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
D.
Hệ thống thuộc địa của để quốc lần lượt tan rã.
27
Sự kiện nào đánh dấu mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954)?
A.
Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
B.
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) được kí kết.
C.
Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
D.
Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) được kí kết.
28
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Các công ty có sực cạnh tranh cao .
B.
Chi phí cho quốc phòng thấp
C.
Yếu tố con người là vốn quý nhất .
D.
Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
29
Sự kiện nổi bật của lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 đến 1930 là
A.
cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8/1925).
B.
chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp.
C.
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925).
D.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930).
30
Nguyên nhân nào quan trọng nhất khiến Liên Xô phải khôi phục kinh tế ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A.
Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.
B.
Chiếm được nhiều thuộc địa.
C.
Bị các nước phương Tây bao vây, cô lập.
D.
Thu được nhiều chiến phí.
31
Nội dung nào không phải là mục tiêu của « Chiến lược toàn cầu » của Mĩ ?
A.
Viện trợ kinh tế cho các nước nghèo.
B.
Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
C.
Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.
D.
Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
32
Trong việc giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay, Việt Nam nên vận dụng nguyên tắc nào của tổ chức Liên Hợp Quốc?
A.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.
B.
Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục.
C.
Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau.
D.
Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
33
Hoàn cảnh nước Mĩ sau khi bước ra khỏi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.
Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
B.
nền kinh tế Mĩ bị tàn phá và thiệt hại nặng nề.
C.
nền kinh tế Mĩ phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu khác.
D.
Nước Mĩ nhanh chóng khôi phục nền kinh tế và đạt được bước phát triển “thần kì”.
34
Chính sách đối ngoại của Liên Xô (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX) là
A.
đặt quan hệ với các nước lớn.
B.
muốn làm bạn với tất cả các nước.
C.
chỉ quan hệ với các nước XHCN.
D.
Duy trì hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
35
Sự kiện nào đánh dấu bước đầu thắng thế của khuynh hướng vô sản trước khuynh hướng tư sản?
A.
Sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B.
Sự thành lập các tổ chức cách mạng.
C.
Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929.
D.
Sự ra đời của Việt Nam Quốc Dân đảng.
36
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam Việt Nam sau năm 1954 là
A.
hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục phát triển kinh tế.
B.
tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước
C.
chống lại sự bắn phá và ném bom của chính quyền Mĩ – Diệm.
D.
đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ.
21 – D. Phát xít Nhật đầu hàng quân đồng minh không điều kiện.
22 – B. “Cách mạng xanh”.
23 – B. Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
24 – C. Chiến thắng Vạn Tường.
25 – A. Buộc Mĩ phải rút hết quân đội về nước.
26 – A. 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
27 – B. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954) được kí kết.
28 – C. Yếu tố con người là vốn quý nhất .
29 – D. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930).
30 – A. Bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.
31 – A. Viện trợ kinh tế cho các nước nghèo.
32 – D. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
33 – A. Mĩ thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
34 – D. Duy trì hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
35 – C. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản năm 1929.
36 – D. đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ.