26. Thời gian diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh là: a.  1930 – 1931 b.  1929 – 1930 c.  1931 –1932 27. Vì sao phong trào Xô Viết Nghệ

26. Thời gian diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh là:
a.  1930 – 1931
b.  1929 – 1930
c.  1931 –1932
27. Vì sao phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh bị thất bại?
a.  Vì lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền.
b.  Vì bọn đế quốc, dùng mọi thủ đoạn để đàn áp.
c.  Cả hai ý kiến trên đều đúng.
28. Phát xít Nhật xâm lược nước ta vào năm nào?
a.  1930
b.  1940
c.  1945
29. Cuộc tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước vào thời gian nào?
a.  28 – 8 – 1945
b.  19 – 8 – 1945
c.  25 – 8 – 1945
30. Bác hồ đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập” nhằm mục đích gì?
a.  Tuyên bố cho cả nước và thế giới biết quyền độc lập và tự do của nước ta.
b.  Tuyên bố thành lập Chính phủ lâm thời.
c.  Cả hai ý kiến trên đều đúng.
31. Ý nghĩa lịch sử của “Tuyên ngôn Độc lập”?
a.  Chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn.
b.  Khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
c.  Khẳng định quyền độc lập – tự do của dân tộc.
32. Để giải quyết nạn đói, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện những biện pháp gì?
a.  Lập “Hũ gạo cứu đói”, “Ngày đồng tâm”, tăng gia sản xuất.
b.  Mở lớp “Bình dân học vụ”.
c.  Cả hai ý kiến trên đều đúng.
33. Để đẩy lùi “giặc dốt” nhân dân ta đã phải làm gì?
a.  Đưa người ra nước ngoài để học tập.
b.  Mở lớp bình dân học vụ, mở thêm trường cho trẻ em.
c.  Mời chuyên gia nước ngoài về giảng dạy.
34. Em hiểu như thế nào về “Quỹ đảm phụ quốc phòng”?
a.  Quỹ phòng chống bão lụt.
b.  Quỹ đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ đất nước.
c.  Quỹ phòng chống đói nghèo.
35. Mốc thời gian bắt đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta là:
a.  19 – 12 -1946
b.  20 – 12 – 1946
c.  23 – 11 -1946
36. Sau những thất bại từ năm 1948 đến năm 1950, thực dân Pháp có âm mưu gì mới ?
a.  Tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
b.  Mua chuộc quân ta và tàn sát dân chúng.
c.  Cả hai ý kiến trên đều đúng.
37. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc có tác dụng như thế nào?
a.  Khẳng định sự đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến.
b.  Khẳng định sự thông minh và mưu trí của quân và dân ta.
c.  Ghi nhớ sự hi sinh cao cả của quân và dân ta.
38. Nêu những đóng góp của quân và dân ta đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi?
a.  Đẩy mạnh sản suất lương thực, thực phẩm.
b.  Các trường đại học vẫn đào tạo cán bộ kháng chiến.
c.  Cả hai ý kiến trên đều đúng.
39. Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?
a.  2 đợt.
b.  3 đợt.
c.  4 đợt.
40. Ta giành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ sau bao nhiêu ngày đêm?
a.  55 ngày đêm.
b.  56 ngày đêm.
c.  65 ngày đêm.

0 bình luận về “26. Thời gian diễn ra phong trào Xô Viết Nghệ – Tĩnh là: a.  1930 – 1931 b.  1929 – 1930 c.  1931 –1932 27. Vì sao phong trào Xô Viết Nghệ”

  1. 26. a. 1930 – 1931

    Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 và chấm dứt vào năm 1931

    27. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng

    Vì đó lần đầu tiên nhân dân được nắm chính quyền nên còn quá non yếu về đường lối và tổ chức và vì bọn đế quốc đã dùng mọi thủ đoạn để đàn áp.

    28. b. 1940

    Ngày 22 tháng 9 năm 1940, một nước thành viên Phe Trục là Nhật Bản xâm lược Vệt Nam nhằm xây dựng căn cứ quân sự chống lại phe Đồng Minh ở Đông Nam Á

    29. b. 19 – 8 – 1945

    Đó là sự kiện nhân dan Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Việt Minh giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và Chính phủ Đế Quốc Việt Nam vào ngày 19 – 8 – 1945

    30. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng

    Đây là biểu tượng cho việc kết thúc sự cai trị của các thế lực ngoại quốc ở Việt Nam và tuyên bố nước ta đã thành lập Chính phủ lâm thời

    31. c. Khẳng định quyền độc lập – tự do của dân tộc

    Kết thúc bản ” Tuyên ngôn đọc lập” là một lời thề mang tính lịch sử. Đó là 1 lời thề thiêng liêng, thể hiện khát vọng đọc lập – tự do của nhân dân ta

    32. a. Lập ” Hũ gạo cứu đói” , : Ngày đồng tâm”, tăng gia sản xuất

    Biện pháp giải quyết nạn đói mà Bác Hồ đề ra nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm. Cụ thể, Bác Hồ đã lập ra phong trào : Hũ gạo cứu đói ” và ” Ngày đồng tâm”

    33. b. Mở lớp bình dân học vụ, mở thêm trường cho trẻ em

    Để giải quyết nạn dốt, Bác Hồ đã mở lớp ” Bình dân học vụ” và mở thêm trường cho trẻ em. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Người lớn ban ngày làm việc, ban đêm đi học

    34. b. Qũy đóng góp cho sự ngiệp bảo vệ đất nước.

    Qũy đảm phụ quốc phòng thu những công dân từ 18 – 65 tuổi, bất phân nam nữ. Qũy được mở ra để đóng góp cho việc bảo vệ đất nước

    35. a. 19 – 12 – 1946

    Cuộc chiến bắt đầu khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp 

    36. a. Tăng cường lực lượng, khóa chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc

    Sau những lần thất bại từ năm 1948 đến năm 1950, thực dân Pháp đã có âm mưu này để chuẩn bị cho cuộc tấn công tiếp theo

    37. c. Ghi nhớ sự hi sinh cao cả của quân và dân ta

    Để ghi nhớ sự hi sinh của của bộ đội và dân ta, đảng đã tổ chức đại hội để tuyên dương những cá nhân tiêu biểu trong cuộc kháng chiến

    38. c. Cả hai ý kiến trên đều đúng

    Các đóng góp rất nhiều nhưng tiêu biểu là đẩy mạnh sản suất lương thực, thực phẩm cho chiến sĩ và các trường đại học vẫn đào tạo cán bộ kháng chiến

    39. b. 3 đợt

    Đợt 1: từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 3 năm 1945

    Đợt 2: từ ngày 30 – 3 đến ngày 26 – 4

    Đợt 3: từ ngày 1 – 5 đến ngày 7 – 5

    40. b. 56 ngày đêm

    Bình luận

Viết một bình luận