2Tóm tắt quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam 3Tóm tắt các đặc trưng cơ bản văn học dân gian 4Nêu giá trị cơ bản của văn học dân gian

2Tóm tắt quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
3Tóm tắt các đặc trưng cơ bản văn học dân gian
4Nêu giá trị cơ bản của văn học dân gian

0 bình luận về “2Tóm tắt quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam 3Tóm tắt các đặc trưng cơ bản văn học dân gian 4Nêu giá trị cơ bản của văn học dân gian”

  1. 2. quá trình phát triển văn học viết  Việt Nam gồm 2 thời kì: 

    • Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
      • Văn học chữ Hán: tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu to tiêu biểu với các tác gia tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…
      • Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc (truyện thơ nôm ngâm khúc, hát nói). Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm. Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất có thể kể đến là Truyện Kiều (Nguyễn Du)
    • Văn học hiện đại:
    • Tiếp xúc với các nền văn học phương Tây nên chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Xuất hiện hệ thống nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
    •  Đời sống văn học sôi động hơn nhờ sự phát triển của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực phổ biến, cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ tự do…)
    • Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
    • Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

     câu 3. –  Tính truyền miệng

    • Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
      • Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng – tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
      • Ảnh hưởng:
      • Làm cho tác phẩm văn học dân gian được trau chuốt, hoàn thiện, phù hợp hơn với tâm tình của nhân dân lao động.
      • Tạo nên tính dị bản (nhiều bản kể) của văn học dân gian.

    2. Tính tập thể

    • Quá trình sáng tác tập thể: Cá nhân khởi xướng –  tập thể hưởng ứng (tham gia cùng sáng tạo hoặc tiếp nhận) cùng tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho phong phú, hoàn thiện.
    • Trong  khi tham gia lao động sản xuất, mọi người thường có những câu ca hay những câu chuyện hay kể cho cả một tập thể nghe. Đã có những câu hò hay những điệu nhạc reo vang, nó trở thành những tác phẩm vẻ vang trong thời kì lịch sử .

    ==> Tính truyền miệng và tính tập thể trở thành đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian và các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

    Ngoài ra, văn học dân gian còn có tính thực hành, là sự gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

  2. câu 4.  giá trị cơ bản của văn học dân gian :
  3. – văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú của các dân tộc
  4. – văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lý làm người
  5. – văn học dân gian có thẩm mĩ to lớn góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho văn học dân tộc (sgk tr19)
  6. Bình luận
  7. Quá trình phát triển của văn học gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhìn tổng quát, văn học viết Việt Nam đã trải qua ba thời kì phát triển lớn:

    • Văn học trung đại: gồm hai thành phần là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
    • Văn học chữ Hán: tồn tại đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; chịu ảnh hưởng của học thuyết Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo; tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ – trung đại Trung Quốc. Văn học chữ Hán đạt được nhiều thành tựu to tiêu biểu với các tác gia tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát…
    • Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV; đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Văn học chữ Nôm chịu ảnh hưởng của văn học dân gian khá sâu sắc (truyện thơ nôm ngâm khúc, hát nói). Thơ chữ Nôm phát triển hơn văn xuôi chữ Nôm. Tác phẩm chữ Nôm tiêu biểu nhất có thể kể đến là Truyện Kiều (Nguyễn Du)
  8. Văn học hiện đại:
    • Tiếp xúc với các nền văn học phương Tây nên chủ yếu được viết bằng chữ quốc ngữ. Số lượng tác giả, tác phẩm và người đọc tăng nhanh. Xuất hiện hệ thống nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.
    •  Đời sống văn học sôi động hơn nhờ sự phát triển của báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại. Lối viết hiện thực phổ biến, cái tôi cá nhân dần được khẳng định; nhiều thể loại văn học mới ra đời thay thế hệ thống thể loại cũ (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ tự do…)
    • Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều nhà văn, nhà thơ đi theo cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp văn học cách mạng của dân tộc.
    • Sau năm 1975, văn học phán ánh sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miêu tả trung thực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Bình luận

Viết một bình luận