3.Bài tập:
? Lập bảng so sánh tình hình nước ta ở hai giai đoạn: thế kỉ XV và thế kỉ XVI? về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội.
? Kể tên và xác định trên lược đồ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI?
? Nêu những nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu
thế kỷ XVI ?
? Nêu lên ý nghĩa của phong trào nông dân thế kỷ XVI
? Em hãy nhận xét về triều đình nhà Lê ở thế kỷ XVI ?
C1.
– Chính trị: Triều đình Lê sơ suy yếu, đất nước luôn trong tình trạng bất ổn định, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực, chiến tranh liên miên. Đất nước bị chia cắt kéo dài.
– Xã hội: chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
=> Tình trạng này kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây ra bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
C2.
Các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:
– Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).
– Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.
– Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.
– Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).
C3.
– Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
– Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
– Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
C4.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa:
– Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.
– Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.
C5.
– Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
– Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
1. Lê Sơ thế kỉ 15:
+ Vua quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân; củng cố đê điều, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp
+ Cho quân lính về nhà làm ruộng, sử đụng pháp quân điền
+ Ban hành bộ luật Hồng Đức
Lê Sơ thế kỉ 16:
+ Triều đình nhà Lê bắt đầu suy thoái
+ Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng cung điện, đền đài tốn kém….
+ Nội bộ mâu thuẩn, trành giành quyền lực
+ Đời sống nhân dân đói khổ, mất mùa, hạn hán, thiên tai xảy ra liên tiếp. Quan lại tham nhũng, cướp đoạt ruộng đất, hà hiếp, bóc lột nhân dân
=> Mâu thuẩn giữa nhân dân và giai cấp thống trị vào thế kỉ 16 ngày càng gay gắt
2. Nguyên nhân:
+ Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rễ à Trịnh Kiểm lên thay, nắm mọi quyền hành
=> Thế lực họ Nguyễn hình thành
+ Nguyễn Hoàng lo sợ xin vào trấn thủ Thuận Hóa
=> Thế lực họ Nguyễn hình thành
Hậu quả:
+ Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong-Đàng Ngoài
+ Nhân dân đói khổ, li tán
+ Gây đau thương cho cả dân tộc
3.Nông Nghiệp:
– Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
– Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)…
– Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.
4.
Về tôn giáo :
+ Nho giáo vẫn được đề cao, đây là nội dung học tập thi cử và tuyển chọn quan lại
+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi
+ Cuối thế kỉ 16 xuất hiện đạo thiên chúa, vì không phù hợp với cách cai trị của chúa Trịnh và chúa Nguyễn nên bị cấm
Chữ quốc ngữ:
Vào thế kỉ 17, một số giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La tinh ghi âm tiếng việt
=> Chữ Quốc ngữ ra đời
Đây là chữ cái khoa học, dễ phổ biến và tiện lợi
Vế văn học và nghệ thuật
rong các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước. Thơ Nôm, truyện Nôm xuất hiện ngày càng nhiều. Có truyện Nôm dài hơn 8000 câu như bộ diễn ca lịch sử Thiên Nam ngữ lục.
Nội dung các truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội và bộ máy quan lại thối nát. Những nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ… đều có tác phẩm bằng chữ Nôm.
Sang nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển phong phú.
Bên cạnh những truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhi Độ Mai, Thạch Sanh… còn có truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm. Thể thơ lục bát và song thất lục bát được sử dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật ở các thế kỉ này là sự phục hồi và phát triển của nghệ thuật dân gian. Nhiều khách nước ngoài đến nước ta thế kỉ XVII còn được xem biểu diễn múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật. Điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn tả cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông thôn (chèo thuyền, đấu vật, chọi gà, đi cày, tắm ao, đánh cờ…), nét chạm trổ đơn giản mà dứt khoát.
Nghệ thuật sân khấu cũng đa dạng và phong phú. Khắp nông thôn, đâu đâu cũng có gánh hát. Nội dung các vở chèo, tuồng, hát ả đào… thường phản ánh đời sống lao động cần cù, vất vả nhưng lạc quan của nhân dân, lên án kẻ gian nịnh và ca ngợi tình thương yêu con người.
Khách nước ngoài đã ghi lại bằng những kí hoạ cảnh biểu diễn múa trên dây, đánh đu, luyện võ… ở nước ta thời bấy giờ.
5. Câu này mình tóm tắt lại phong trào Tây sơn thoy nha
Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ lãnh đạo. Với chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm. Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi ở các tỉnh phía Nam và sau đó phát triển ra Đàng Ngoài, diệt Trịnh thống nhất Tổ quốc. Lấy cớ đáp ứng cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh kéo đại binh xâm lược nước ta.
Mùa Xuân Kỷ Dậu – 1789, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung đã vùng lên quét sạch 20 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long, giải phóng Tổ quốc. Đây là chiến công vĩ đại và hiển hách vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
6.
– Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :
+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.
– Lạt đổ chính quyền Trịnh – Lê :
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.
– Như vây chỉ sau 17 năm (1771 – 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Câu 2 chương 6
* Nông nghiệp
– Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.
– Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.
– Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.
– Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.
* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.
* Thủ công nghiệp
– Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).
+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy – được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.
– Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.
* Thương nghiệp
+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.
+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.
+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.
+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.
* Nhận xét
Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.
3.
Trong giai đoạn 1833 – 1874, các vị vua của vương triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, đã ban hành hàng loạt các chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa với hi vọng chính sách này sẽ có thể ngăn chặn các nước phương Tây lợi dụng chiêu bài tôn giáo để xâm lược đất nước ta. Trong thực tế, chính sách này không những không thể phát huy được hiệu quả của nó, trái lại còn tạo ra những hệ lụy vô cùng tai hại trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội… Bài viết đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu những hệ lụy trên lĩnh vực chính trịmà chính sách cấm đạo Thiên Chúa của Triều Nguyễn đã để lại đối với lịch sử dân tộc, để giúp có cái nhìn khách quan và xác thực hơn về vương triều này.
* Văn hóa Đại Việt từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV phát triển với nhiều thành tựu rực rỡ, phong phú, đa dạng và thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
* Tư tưởng, tôn giáo
– Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị. Đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ và là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử. Mặc dù vậy, từ thế kỉ X đến thế kỉ XV trong nhân dân ảnh hưởng của Nho giáo còn ít.
– Phật giáo trong các thế kỉ X-XV, đặt biệt thời Lý – Trần, phật giáo lại giữ vị trí quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được tôn trọng tham gia bàn việc nước như Ngô Châu Lưu, Vạn Hạnh, Đỗ Thuận… Từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa đúc chuông tô tượng. Chùa mọc khắp nơi, sư sãi đông.
– Đạo giáo truyền bá trong nhân dân, hòa lẫn với tín ngưỡng dân gian. Một số đạo quán được xây dựng.
– Các tín ngướng: thờ cúng tổ tiên, những người có công với làng nước, các thần của tự nhiên… ngày càng phổ biến.
* Giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật.
– Giáo dục
+ Vai trò nâng cao dân trí và đào tạo nhân tài nhằm xây dựng nhà nước vững chắc.
+ Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện, phát triển trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu.
Giáo dục phát triển tạo nên nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh…
Như vậy, thế kỉ XI-XV, giáo dục trở thành nguồn đào tạo quan lại, người tài, trí thức cho đất nước.
– Văn học
+ Văn học chữ Hán phát triển: Công cuộc xây dựng đất nước và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trở thành chủ đề chính của các bài thơ, phú và hịch như Hịch tướng sĩ, Bạch đằng giang phú, Bình ngô đại cáo… Hàng loạt tập thơ chữ Hán ra đời thể hiện lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Văn học dân tộc càng phát triển.
+ Truyện kí: Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái.
+ Thế kỉ XI-XII, chữ Nôm ra đời thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước tự hào dân tộc đánh dấu sự phát triển của văn học dân tộc. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm.
+ Đặc điểm của văn học: thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước. Đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.
– Nghệ thuật
+ Nghệ thuật kiến thúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ theo hướng phật giáo: phát triển các chủ tháp được xây dựng như chùa một cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích…
+ Kiến trúc Nho giáo: xây dựng cung điện, thành quách, kinh đô Thăng Long được xây dựng từ thời Lý. Thành nhà Hồ được xây dựng ở cuối thế kỉ XIV là những công trình nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của Việt Nam.
+ Kiến trúc Chăm: Phía nam nhiều công trình đền tháp Chăm được xây dựng mang phong cách nghệ thuật độc đáo.
– Nghệ thuật điêu khắc: Những công trình trạm khắc ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo có những nét đặc sắc như: rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bệ chân cột hình hoa sen nở…
– Nghệ thuật sân khấu như tuồng, chèo ra đời và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.
– Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh.
– Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến, các cuộc thi đấu, vật, bơi trải.
– Khoa học kỹ thuật
+ Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV, nhiều công trình khoa học ra đời như:
Sử học: Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần), Đại Việt sử lược, Trùng Hưng thực lục, Việt Nam thế chí.
Chính trị: Hoàng triều đại điển
Quân sự: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
+ Kỹ thuật: Hồ Nguyên Trừng đã cho chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có lầu. Kinh đo Thăng Long được xây dựng.
Văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XV) đạt đến trình độ phát triển cao và toàn diện, phong phú và đa dạng, dù có chịu ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc, được gọi là văn hóa Thăng Long – văn minh Đại Việt.
I. TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO
Ở thời kỳ độc lập Nho giáo,Phật giáo,Đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
Nho giáo
Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục thi cử song không phổ biến trong nhân dân.
Đạo Phật
– Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
– Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế.
II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC – KỸ THUẬT
1. Giáo dục:
– 1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
– 1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
– Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
– Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
– Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
– Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
– Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
2. Phát triển văn học
– Phát triển mạnh từ thời nhà Trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà,Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, Bình Ngô đại cáo.
– Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển.
– Đặc điểm:
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.
3. Sự phát triển nghệ thuật
– Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.Chùa Một cột, chùa Dâu, chùa Phật tích, tháp Phổ Minh..
– Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long,thành Nhà Hồ, tháp Chăm
– Điêu khắc: gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo song vẫn mang những nét độc đáo riêng.
– Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.
Nhận xét:
+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X – XV phát triển phong phú đa dạng.
+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.
4. Khoa học kỹ thuật: đạt thành tựu có giá trị.
– Bộ Đại Việt sử ký của Lê văn Hưu (bộ sử chính thống thời Trần );Nam Sơn thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sĩ Liên ).
– Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ.
– Quân sự có Binh thư yếu lược.
– Thiết chế chính trị:Thiên Nam dư hạ.
– Toán học:Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh;Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.
– Hồ Nguyên Trừng chế tạo súng thần cơ, thuyên chiến có lầu, thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.
Trong nhiều tài liệu lịch sử còn lưu lại, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp nước ta. Kể từ đó, lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn thực hiện một cách thành kính, trang trọng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.
Hằng năm các vua đều làm lễ cày tịch điền
– Chính sách về khai hoang của triều đình:” công cuộc khai hoang vỡ hóa mở rộng diện tích canh tác ngày càng gia tăng vùng châu thổ sông lớn và vùng ven biển được khai phá. Nhiều xóm làng mới được thành lập… nhà trần khuyến khích các quý tộc mộ dân nghèo đi khai hoang thành lập điền trang ”
– Nhà Lý chú trọng cho dân xây dựng những con đê .năm 1248 , nhà trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là đê Quai Vạc. Thời Lê sơ nhà nước đắp một số đoạn đê biển tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng”
Khai hoang mở rộng diện tích ngày càng tăng.
Mộ dân nghèo đi khai hoang, lập điền trang
Năm 1248, nhà Trần tổ chức đắp đê từ đầu nguồn đến cửa biển dọc các con sông lớn, gọi là “đê quai vạc”
– Theo lời thái hậu Linh Nhân , vua Lý Nhân Tông đả xuống chiếu: kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng , đồ làm khao giáp… Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng…
– Thời Trần, mùa màng tốt tươi nhân dân đủ ăn đủ mặc khiến các nhà thơ ngợi ca :
Đứng mãi nào hay ngày đã tận
Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh
(Bùi Tông Quán,bản dịch)
Hoặc nhân dân thời Lê có câu ca dao:
”Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”
1. Tình hình nông nghiệp các thế kỷ X-XV.
– Nền nông nghiệp có bước phát triển mới…
– Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Nhà nước thời Tiền Lê, Lý, Trần và Lê sơ đều quan tâm khuyến khích nhân dân sản xuất…
+ Quan tâm đến công tác thủy lợi, khai khẩn ruộng đất, sức kéo…
2.Bối cảnh từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVII :
Đất nước có nhiều biến cố, các cuộc chiến tranh phong kiến liên tục diễn ra, Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước…..
3. Tình hình nông nghiệp các thế kỷ XVI – TK XVIII
– Nông nghiệp suy sụp, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên..
– Nguyên nhân: các cuộc chiến tranh phong kiến liên tục diễn ra, Nhà nước không quan tâm đến sản xuất như trước…
Từ nửa sau thế kỷ XVII, nông nghiệp dần dần ổn định trở lại. Ở Đàng Ngoài, nhân dân tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác. Ở Đàng Trong, các chúa Nguyễn khuyến khích nhân dân khai phá đất hoang, nhanh chóng mở rộng ruộng đồng. Diện tích ruộng đất cả nước tăng lên nhanh chóng. Nhân dân hai Đàng ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, nạo quét mương máng. Nhân dân tìm cách nhân giống tạo ra hàng chục giống lúa tẻ, lúa nếp. Bên cạnh đó họ cũng trồng thêm khoai sắn ngô đậu…Kinh nghiệm ” nước, phân, cần, giống” được đúc kết thông qua thực tế sản xuất.
Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII , là giai đoạn gia tăng tình trạng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ phong kiến, làm cho bộ phận ruộng đất công ngày càng thu hẹp.
Bối cảnh đầu thế kỉ XIX, đất nước tạm trở lại yên bình trong thống nhất. Nền kinh tế có nhiều thuận lợi nhưng cũng có rất nhiều khó khăn
Từ năm 1804 nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền nhưng ruộng đất công chỉ còn lại khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất. Hơn nữa theo chính sách vì chia ruộng phải ưu tiên cho quan lại quí tộc và binh lính. Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức để mơt rộng diện tích canh tác .
Người nông dân ra sức tăng gia sản xuất duy trì cuộc sống ở làng quê , hình ảnh ”chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa” và ”trông trời trông đất trông mây….” vẫn là hình ảnh phổ biến ở nông thôn. Người nông dân không có ruộng hoặc có ít ruộng nên bị bóc lột nặng nề. Việc trồng thêm các cây lương thực khác, hoa quả, rau đậu được mở rộng góp phần làm giảm đói nghèo.
4, Tình hình nông nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX.
Triều Nguyễn cũng quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bằng nhiều chính sách và biện pháp nhưng có khó khăn trong sự phát triển…
Theo “Thiên Nam hành kí” của một tác giả Trung Quốc thời Nguyên: Nhà Trần đã dâng công nhiều sản phẩm thủ công quý giá như lụa mịn ngũ sắc , mâm đá hoa dát vàng , đĩa hình hoa sen bằng vàng…
Các triều Đinh-Tiền Lê-Lý –Trần- Hồ- Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công gọi là Quan xưởng chuyên lo đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoặc góp phần xây dựng cung điện, dinh thự . Đầu thế kỉ XV các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ (súng lớn) và đóng được thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ quan xưởng được mở rộng.
– Các nghề thủ công truyền thống đều phát triển..
– Một số làng chuyên làm nghề thủ công và các quan xưởng nhà nước thành lập ..
Gốm Bát Tràng
Quan xưởng sản xuất vũ khí (thời Trần)
Các nghề thủ công truyền thống trong dân gian tiếp tục phát triển và đạt trình độ cao: nghề gốm, sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, đúc đồng, rèn sắt…
Một số nghề thủ công mới xuất hiện như: nghề khắc bản in gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đồng hồ, nghề làm tranh sơn mài. Một số làng nghề xuất hiện.
Ngành khai mỏ phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nhiều mỏ đồng, kẽm, thiếc, vàng… được khai thác ở thời kì này. Bên cạnh việc nhà nước đứng ra khai mỏ, còn có một số chủ mỏ là người Việt và người Hoa.
– Các nghề thủ công truyền thống trong dân gian phát triển với trình độ cao…
– Một số nghề thủ công mới xuất hiện…
– Trong dân gian, các nghề gốm, dệt vải, làm đường, khai mỏ… tiếp tục phát triển. Các làng, các phường thủ công tiếp tục được duy trì, nhưng do chế độ thuế khoá và thị trường thu hẹp nên không còn phát triển như nước. Tuy vậy, vẫn xuất hiện một nghề mới: in tranh dân gian.
– Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước với các ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức… Đặc biệt thợ quan xưởng thời kì này đã đóng được tàu thuỷ chạy bằng hơi nước
Tình hình thủ công nghiệp nửa đầu thế kỉ XIX.
– Tiếp tục phát triển, tổ chức với quy mô lớn, nhiều ngành nghề ra đời
– Trong dân gian các làng nghề thủ công được duy trì . Thủ công nghiệp nhà nước phát triển…
Thuyền chiến dưới thời Nguyễn
Tình hình thương nghiệp từ thế kỷ X đến nữa đầu thế kỷ XIX :
– Thời Lý, Trần và Lê sơ, Thăng Long là một đô thị lớn với nhiều phố phường và chợ, sản xuất và buôn bán các loại hàng hoá sản phẩm.
– Các chợ làng, chợ liên làng, chợ chùa mọc lên ở nhiều nơi. Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp là những mặt hàng được mang ra buôn bán ở các chợ và giữa các vùng với nhau
Tình hình thương nghiệp nước ta thế kỉ X-XV.
– Chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên nhiều nơi, đô thị và phố phường phát triển
– Việc trao đổi hàng hóa với các nước mở rộng
Các chợ làng, chợ liên làng, chợ chùa ở nhiều nơi.
ĐIỆN KÍNH THIÊN
Tình hình thương nghiệp nước ta thế kỉ XVI-XVIII.
– Xuất hiện một số làng buôn,trung tâm mua bán
– Ngoại thương phát triển nhanh chóng, đến giữa thế kỉ XVIII thì suy yếu
– Các đô thị hưng khởi
Thăng Long thế kỷ XVII
Chợ Đồng Xuân xưa
THĂNG LONG HÀ NỘI ĐỀN NGỌC SƠN XƯA
PHỐ CỔ HỘI AN –THẾ KỶ THỨ XVI
“Hải cảng đẹp nhất Đàng Trong, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán, là hải cảng thuộc tỉnh Cacciam (Quảng Nam). Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta nói nó có hai thị trấn, một của người Trung Quốc, một của người Nhật Bản”
NHIỀU HẢI CẢNG QUAN TRỌNG THÀNH LẬP
(CẢNG LẠCH TRƯỜNG – THANH HÓA)
Thương cảng Vân Đồn- Quảng Ninh
Kẻ Chợ thế kỉ XVII
(CẢNG CÀN HẢI – NGHỆ AN)
Phố Hiến xưa
Tình hình thương nghiệp nước ta đầu thế kỉ XIX
– Mua bán trong nước chậm phát triển
– Nhà nước giữ độc quyền ngoại thương, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế, đô thị tàn lụi dần
ác cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI:
– Khởi nghĩa Trần Tuân (cuối năm 1511) ở Sơn Tây (Hà Nội).
– Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An, Thanh Hóa.
– Khởi nghĩa Phùng Chương (năm 1515) ở vùng núi Tam Đảo.
– Khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nguyên nhân dẫn đến bùng nổ các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là:
– Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
– Kinh tế: không được nhà nước quan tâm nên dần dần kiệt quệ.
– Xã hội: bất ổn, đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
Lời giải chi tiết
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt nhưng đã có ý nghĩa:
– Góp phần thúc đẩy quá trình sụp đổ của nhà Lê diễn ra nhanh chóng.
– Thể hiện ý chí đấu tranh của nhân dân chống lại một nhà nước phong kiến đã khủng hoảng, suy yếu. Thể hiện tình trạng mâu thuẫn xã hội gay gắt ở đầu thế kỉ XVI.
Lời giải chi tiết
– Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
– Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
Lời giải chi tiết
– Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
– Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.
=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.