3. Tìm hiểu về phép nhân hóa. Tìm phéo nhân hóa trong khổ thơ sau: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đườ

By Abigail

3. Tìm hiểu về phép nhân hóa.
Tìm phéo nhân hóa trong khổ thơ sau:
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
b. So sánh với cách diễn tả dưới đây, cách miêu tả sự vật hiện tượng ở khổ thơ trên hay hơn ở chỗ nào?
– Bầu trời đầy mây đen
– Muôn nghìn cây mía ngả nghiêng, lá bay phấp phới
– Kiến bò đầy đường
c. Trong các đoạn trích dưới đây, những sự vật nào được nhân hoá?
(1) Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.
(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
(2) Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
(Thép Mới)
(3)
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày cho ta.
(Ca dao)
d. Mỗi ví dụ trên thuộc kiểu nhân hóa nào dưới đây? Chỉ ra tác dụng của phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích.
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
Trò chuyện xưng hô với vật như với người.
4. Tìm hiểu về phương pháp tả người.
a. Đọc đoạn văn sau: (Trang 47 sgk)
b. Trao đổi để trả lời câu hỏi:
(1) Mỗi đoạn văn trên đây là tả ai?
(2) Người được tả có đặc điểm gì nổi bật?Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào?
(3) Đoạn văn (3) gần như là một bài văn hoàn chỉnh. Hãy xác định các phần và nêu nội dung chính của mỗi phần.

0 bình luận về “3. Tìm hiểu về phép nhân hóa. Tìm phéo nhân hóa trong khổ thơ sau: Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đườ”

  1. 3

    a,Phép nhân hoá:

    – Ông thường dược dùng để gọi người này được dùng để gọi trời.

    – Các hoạt động: mặc áo giáp, ra trận là các hoạt động của con người nay được dùng để tả bầu trời trước cơn mưa.

    – Từ múa gươm để tả cây mía, hành quân để tả kiến.

    b,So sánh cách diễn đạt trên với cách miêu tả trong khổ thơ của Trần Đăng Khoa thấy cách diễn đạt trong thơ Trần Đăng Khoa có tính hình ảnh, là cho các sự vật, việc dược miêu tả gần gũi hơn với con người.

    c, Những sự vật được nhân hoá:

    • Câu a: miệng, tai, mắt, chân, tay
    • Câu b: tre
    • Câu c: trâu
    Trả lời

Viết một bình luận