` 3Fe + 8HNO_3 \to 3Fe(NO_3)_2+ 2NO + 4H_2O` (1)
` Fe + 4HNO_3 \to Fe(NO_3)_2+ 2NO_2 + 2H_2O` (2)
Khi nào xảy ra phản ứng `(1)` , khi nào xảy ra phản ứng `(2)`?
` 3Fe + 8HNO_3 \to 3Fe(NO_3)_2+ 2NO + 4H_2O` (1)
` Fe + 4HNO_3 \to Fe(NO_3)_2+ 2NO_2 + 2H_2O` (2)
Khi nào xảy ra phản ứng `(1)` , khi nào xảy ra phản ứng `(2)`?
Phản ứng 1 xảy ra khi cho \(Fe\) dư tác dụng với \(HNO_3\) loãng để tạo muối \(Fe\) (II), phản ứng với axit loãng sẽ tạo ra sản phẩm khử là \(NO\).
Phản ứng 2 xảy ra khi tác dụng với \(HNO_3\) đặc, nóng và \(Fe\) dư để muối chỉ tạo là \(Fe\) (II). Đối với axit đặc nóng thì sản phẩm khử là \(NO_2\); tuy nhiên không được dùng axit đặc nguội vì \(Fe\) bị thụ động sẽ không phản ứng.
(a) $Fe+HNO_3\to Fe(NO_3)_3+…+H_2O$
(b) $Fe+2Fe(NO_3)_3\to 3Fe(NO_3)_2$
Tạo muối sắt (II) khi phản ứng (a) kết thúc mà còn dư $Fe$, khi đó tiếp tục xảy ra phản ứng (b). Do đó mới có các phản ứng gộp là (1) và (2): coi rằng từ đầu tạo muối sắt (II) nếu biết sau phản ứng tạo muối sắt (II) hoặc hai muối (để thuận tiện cho tính toán)
Xác định sản phẩm khử của $HNO_3$ dựa vào dữ kiện đề bài cho. Thông thường, $Fe+HNO_3$ loãng $\to NO$, $Fe+HNO_3$ đặc nóng $\to NO_2$. $Fe$ thụ động hoá trong $HNO_3$ đặc nguội.