4.Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến: -Vai trò tiêu diệt sâu hại của lưỡng cư không đuôi và của chim (Câu 3 sgk/122) -Cách làm tổ của

By Everleigh

4.Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến:
-Vai trò tiêu diệt sâu hại của lưỡng cư không đuôi và của chim (Câu 3 sgk/122)
-Cách làm tổ của dơi (Tại sao dơi thường làm tổ trên cao?)
-Cách làm chuồng nuôi thỏ (không làm bằng tre, gỗ và thường che bớt ánh sáng của chuồng nuôi)
-Sức tàn phá của chuột (Giải thích dựa trên đặc điểm của răng chuột và khả năng sinh sản của chuột)
giúp mình với

0 bình luận về “4.Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến: -Vai trò tiêu diệt sâu hại của lưỡng cư không đuôi và của chim (Câu 3 sgk/122) -Cách làm tổ của”

  1. *Vai trò tiêu diệt sâu hại của lưỡng cư không đuôi và của chim

    => nhờ mối quan hệ khác loài: sinh vật này ăn sinh vật khác

    *dơi thường làm tổ trên cao. Làm tổ trên cao có vai trò thích nghi với đời sống bay lượn, đảm bảo an toàn và quan sát kẻ thù. Ngoài ra dơi ngủ treo ngược thân mình để tiết kiệm năng lượng do đó cần làm tổ trên cao

    *sức tàn phá của chuột là do chuột thuộc bộ gặm nhấm và sinh sản nhanh số lượng nhiều => tàn phá lớn

     

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

     –  Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.

    -Vì sao dơi treo ngược cơ thể khi ngủ? Khác với chim hay côn trùng, đôi cánh da của dơi không đủ lực để có thể dễ dàng nâng chúng từ mặt đất lên không trung. Do đó, lúc nghỉ ngơi, dơi luôn chọn một ví trí ở trên cao để khi cần bay lượn, chúng chỉ việc thả mình xuống, lợi dụng lực cản không khí hỗ trợ cho việc cất cánh

    -Thỏ là loài có tập tính kiếm ăn về chiều và đêm. Do vậy người ta phải che bớt ánh áng ở chuồng thỏ để thỏ có thể thoải mái ăn cỏ được mang đến cho, từ đó mới có thể lớn lên và cho năng suất cao.

    -Theo số liệu thống kê, ở Mạc Tư Khoa, trong mỗi khoang cầu thang ở chung cư có không dưới 70 con chuột sinh sống. Có vẻ như chúng ta sẽ quay về thời trung cổ, khi chuột là một tai họa khủng khiếp, cũng giống như dịch hạch do chính chuột lan truyền. Ví dụ, vào năm 1347, chuột đã chiếm đóng toàn châu Âu. Điều đó xảy ra sau vụ động đất ở vùng biển Caspien khiến loài chuột chạy sang hướng tây để tránh sự thay đổi đột ngột của khí hậu. Ngay cả dòng sông Volga cũng không ngăn chặn được sự di chuyển của chúng. Những cánh đồng lúa bao la, những bãi hoa màu trĩu quả, … cũng bị chúng tàn phá một cách khủng khiếp. Vì vậy, người ta cố tiêu diệt chuột bằng nhiều biện pháp.

    Trả lời

Viết một bình luận