4/Trình bày nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Tính chất của cuộc KN Yên Thế?Tại sao cuộc khởi nghĩa nổ ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng

4/Trình bày nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Tính chất của cuộc KN Yên Thế?Tại sao cuộc khởi nghĩa nổ ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng lại thất bại?
5/Cuộc khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩalâu hơn bất cứ cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương, do nông dân lãnh đạo nhưng tại sao lại kéo dài gần 30 năm rồi mới bị tan rã?
6/ Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến của nhân dân ta cuối XIX (khởi nghĩa Yên Thế) ?

0 bình luận về “4/Trình bày nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ? Tính chất của cuộc KN Yên Thế?Tại sao cuộc khởi nghĩa nổ ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng”

  1. 4)

    – Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất.

    – Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.

    1.Diễn biến:Gồm có 3 giai đoạn

    *Giai đoạn 1:(1884-1892)

    -Tập hợp các cuộc khởi nghĩa nhỏ quy tụ thành 1 cuộc khởi nghĩa lớn

    -4/1892: Hoàn Hoa Thám trở thành thủ lĩnh

    *Giai đoạn 2:(1893-1908)

    -Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng.

    -Nghĩa quân buộc Pháp 2 lần giảng hòa . Trong lần giảng hòa thứ 2 nghĩa quân liên kết với các lãnh tụ Phan Bội Châu ,Phan Châu Trinh.

    -Thực hiện vụ đầu độc Hà Thành

    *Giai đôạn 3:(1909-1913)

    -Pháp tập trung lực lượng mạnh tấn công căn cứ nghĩa quân anh dũng chiến đấu nhưng lực lượng hao mòn dần

    -Ngầy 10/2/1913. Hoàng Hoa Thám bị sát hại, khởi nghĩa kết thúc.

    2.Kết quả:

    -Cuộc khởi nghĩa thất bại

    3.Ý nghĩa:

    +Chứng tỏ sức mạnh to lớn tiềm tàng của nông dân

    +Làm chậm qua trình xâm lược và Bình Định của Pháp

    +Xứng đáng nối tiếp truyền thống yêu nước của tổ tiên

    Khởi nghĩa Yên Thế trước sau là một phong trào đấu tranh tự phát của nông dân, muốn bảo vệ cuộc sống của nhân dân nơi đây, giữ đất, giữ làng, chống lại chính sách bình định của thực dân Pháp. Trong quá trình tồn tại, phong trào phần nào đã kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ, bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất cho nông dân. 

    Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của phong trào đã nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân. Nhưng nông dân chỉ có thể trở thành lực lượng cách mạng thật sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.

    -Nguyên nhân thất bại:

    +Bó hẹp trong 1 địa phương,bị cô lập,so sánh lực lượng chênh lệch]

    +Bị Pháp và phong Kiến đàn áp

    +Do chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

    6)Khác với cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương ,phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người hoặc một cá nhân văn thân,sĩ phu phát động,tập hợp mà một loạt các  cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ do nhiều thũ lĩnh địa phương cầm đầu

    -Những người này đều xuất phát từ nông dân địa phương,ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến,không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần vương,mong muốn  xây dựng một cuộc sống bình quân ,bình đẳng sơ khai về kinh tế và xã hội ,một biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân

    #Học tốt

    Bình luận

Viết một bình luận